Danh mục

Tài chính doanh nghiệp và những điều cần biết

Số trang: 4      Loại file: docx      Dung lượng: 273.57 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước và với các chủ thể kinh tế - xã hội ở trong nước và ngoài nước, còn xét về hình thức là quan hệ tài chính – tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ cho hoạt động của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính doanh nghiệp và những điều cần biết TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Trong nền kinh tế  các nhà đầu tư, doanh nghiệp đóng gióp một  vai trò rất quan trọng thúc  đẩy tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp thương mại, sản xuất trong nước đang ngày càng   khẳng định vị  trí của mình, đóng một vai trò ngày càng to lớn trong công cuộc xây dựng và  phát triển kinh tế. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố  như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý, đặc biệt là trình độ  quản lý tài chính. Điều đó   được thể  hiện qua sự hiểu biết về tài chính, tức là không chỉ  nắm vững tình hình tài chính  của doanh nghiệp mà còn có khả năng xử lý thông tin tài chính của thị trường.  Phân tích tài chính là công việc cần thiết để  cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng với  nhiều mục đích khác nhau. Phân tích tài chính là cơ sở  để  doanh nghiệp xem xét sự  vững  mạnh về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như  xác định chính xác nguyên nhân và mức   độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Nhnah.vn tìm hiểu về  tài chính doanh nghiệp và việc  phân tích. 1. Tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà   nước và với các chủ thể kinh tế ­ xã hội ở trong nước và ngoài nước, còn xét về hình thức là  quan hệ tài chính – tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ cho  hoạt   động   của   doanh  nghiệp   phát  sinh   trong   quá   trình   hoạt  động  kinh   doanh  của   doanh  nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đứng vững trong môi trường kinh tế  liên tục biến động thì phải luôn   tính toán tới sự vận động của đồng tiền trong quá trình kinh doanh, thông qua hàng loạt mối  quan hệ kinh tế và tài chính giữa doanh nghiệp với các đối tác khác như  nhà cung cấp hàng   hóa, dịch vụ, người lao động trong doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nhà nước. Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba quyết định chính: ­ Quyết định đầu tư ­ Quyết định nguồn vốn ­ Quyết định phân phối lợi nhuận 2. Chức năng và vai trò của tài chính doanh nghiệp ­ Chức năng của tài chính doanh nghiệp + Tổ chức vốn và luân chuyển vốn: Doanh nghiệp muốn hoạt động thường xuyên và liên tục  thì điều kiện cần và đủ  là doanh nghiệp phải có đủ  vốn để  thỏa mãn cho mọi vấn đề  liên   quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn nảy   sinh các nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng  như  cho đầu tư  phát triển. Vì vậy chức năng này sẽ  giúp doanh nghiệp xác định được nhu  cầu vốn cần thiết cho từng thời kì. + Phân phối thu nhập bằng tiền: Phân phối là một chức năng quan trọng của tài chính doanh   nghiệp. Sau mỗi chu kì kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ  có   thu nhập bằng tiền. Để  đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục,  cần thiết phải phân phối số  thu nhập này, phân phối tích lũy tiền tệ  đạt được thông qua sự  vận động và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp. + Kiểm tra: Đây là chức năng có tính chất khách quan, phản ánh trình độ  sử dụng vốn trong   hoạt động kinh doanh. Tổ chức vốn, phân phối thu nhập và tích lũy tiền tệ đòi hỏi phải có sự  kiểm tra và tích lũy kiểm tra. Việc kiểm tra toàn diện, thường xuyên và có hiệu quả  cao  không những giúp doanh nghiệp hiểu rõ tiến trình hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp  doanh nghiệp thấy rõ hiệu quả kinh tế do những hoạt động đó mang lại. ­ Vai trò của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có vai trò rất trong trọng trong nền kinh tế nói chung và mỗi doanh   nghiệp nói riêng. Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò chính sau:  + Đảm bảo về vốn: Tài chính doanh nghiệp đảm bảo huy động đầy đủ  và kịp thời vốn cho   hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh  nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu về  vốn ngắn hạn và dài hạn để  đầu tư. Khi đó   vai trò trước tiên của tài chính doanh nghiệp là phải xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần   thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tiếp đó là lựa chọn các phương  pháp và hình thức thích hợp để huy động vốn từ bên trong và bên ngoài, đáp ứng kịp thời nhu   cầu vốn. + Sử  dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Việc tổ  chức sử dụng vốn của doanh nghiệp có tác  động mạnh mẽ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận biết và huy động kịp thời   các nguồn vốn sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro, và nắm bắt được các cơ hội kinh  doanh. Huy động tối đa nguồn vốn hiện có sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các thiệt hại do   ứ đọng vốn gây ra, đồng thời làm giảm nhu cầu vốn vay và lãi suất. + Kiểm soát: Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm soát chỉ đạo hoạt động   kinh doanh. Thông qua tình hình thu chi tiền hàng ngày, nắm bắt được các tình hình tài chính   và các chỉ tiêu tài chính, doanh nghiệp có thể  kiểm soát được tình hình sản xuất kinh doanh,  phát hiện kịp thời những tồn tại, từ đó đưa ra các quyết định thích hợp. Như vậy, trên đây là những thông tin cần biết về tài chính doanh nghiệp mà Nhanh.v đã tổng  hợp lại giúp doanh nghiệp có những hướng đi cần thiết trong kế toán tài chính. Bên cạnh đó, tài chính doanh nghiệp là một phần tất yếu của doanh nghiệp và doan thu cũng   vậy. Một trong những phương pháp quản lý bán hàng giúp tối đa hóa doanh thu của doanh  nghiệp đang được sử dụng hàng đầu hiện nay là sử dụng dịch vụ quản lý bán hàng. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: