Tài chính toàn diện - Vai trò và nhân tố tác động
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 275.75 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu trình bày thúc đẩy tài chính toàn diện đang là xu hướng mới của các nước trên thế giới, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho mọi người dân và doanh nghiệp thuận tiện với chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên, tài chính toàn diện hiệu quả, bền vững phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Bài viết đưa ra khái niệm về tài chính toàn diện, tập trung phân tích vai trò và nhân tố tác động đến tài chính toàn diện hiệu quả và bền vững. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính toàn diện - Vai trò và nhân tố tác động TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN - VAI TRÒ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TS. Trần Thị Lan - TS. Hoàng Thị Bích Hà Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trải qua nhiều thập kỷ, tài chính toàn diện đã trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới trong sứ mệnh xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng - nơi mọi người đều được thụ hưởng những thành quả do phát triển kinh tế đem lại. Thúc đẩy tài chính toàn diện đang là xu hướng mới của các nước trên thế giới, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho mọi người dân và doanh nghiệp thuận tiện với chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên, tài chính toàn diện hiệu quả, bền vững phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Bài viết đưa ra khái niệm về tài chính toàn diện, tập trung phân tích vai trò và nhân tố tác động đến tài chính toàn diện hiệu quả và bền vững Từ khóa: tài chính toàn diện, thúc đẩy tài chính toàn diện, tiếp cận dịch vụ tài chính, sử dụng dịch vụ tài chính 1. Khái niệm về tài chính toàn diện Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) cho rằng: tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Có thể thấy, định nghĩa của AFI về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Như vậy, tổng quát lại có thể hiểu: Tài chính toàn diện (financial inclusion) còn gọi là tài chính bao trùm là một trạng thái theo đó tất cả mọi chủ thể trong xã hội, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ đều được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Tài chính toàn diện nhấn mạnh đến các khía cạnh đó là “tiếp cận” và “sử dụng” dịch vụ tài chính một cách thuận tiện và với “chi phí hợp lý”, trong đó chứa đựng các thành tố chủ chốt gồm: - Đối tượng được cung ứng dịch vụ: chú trọng những người đến nay vẫn bị loại trừ tài chính: những người thu nhập thấp, người yếu thế, cư dân vùng sâu vùng xa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không đủ điều kiện tiếp cận với nguồn tài chính chính thức; - Loại hình dịch vụ: gồm 5 loại dịch vụ tài chính được xem là cơ bản: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm; - Cách thức cung ứng dịch vụ: thuận tiện, phù hợp với nhu cầu với chi phí hợp lý, trong khả năng chi trả của người sử dụng dịch vụ; - Người cung ứng dịch vụ: Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức, được cấp phép và chịu sự quản lý giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động an toàn hiệu quả và có trách nhiệm. 88 2. Vai trò của tài chính toàn diện Ngay từ cuối những năm 2000, tài chính toàn diện đã dần bộc lộ vai trò thiết yếu của mình trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển và tăng cường ổn định tài chính ở mỗi quốc gia cũng như trên bình diện thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các tổ chức quốc tế đã không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính toàn diện trong phát triển bền vững nền kinh tế xã hội. Nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển từ năm 2009. Ngân hàng Thế giới (tháng 10/2013) chính thức đưa ra mục tiêu đến năm 2020 mỗi người trưởng thành phải có một tài khoản giao dịch và xem đó như một mốc quan trọng hướng tới tài chính toàn diện đầy đủ - một thế giới mà người dân ở bất cứ nơi đâu đều có quyền tiếp cận và có thể sử dụng các dịch vụ tài chính mà họ cần để nắm bắt cơ hội cải thiện cuộc sống và giảm thiểu tổn thương. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Đến nay 2/3 cơ quan quản lý tài chính và ngân hàng trung ương trên thế giới được trao thêm nhiệm vụ thúc đẩy tài chính toàn diện bên cạnh nhiệm vụ giữ ổn định giá cả và thị trường tài chính. Sở dĩ, tài chính toàn diện được quan tâm, được chú trọng thúc đẩy theo hướng hiệu quả, bền vững, được xây dựng thành chiến lược xuất phát từ vai trò của nó. Vai trò của tài chính toàn diện được thể hiện trên những khía cạnh sau: * Thứ nhất, tài chính toàn diện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua việc tăng cường huy động các nguồn lực, đáp ứng tối đa nhu cầu dịch vụ tài chính của mọi chủ thể trong nền kinh tế: Thiếu khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, nghèo đói và suy giảm tăng trưởng. Tài chính toàn diện giúp tạo điều kiện cho người tham gia vào nền kinh tế và hệ thống tài chính, từ đó tạo động lực cho khu vực tài chính phát triển hơn và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua huy động nguồn tiết kiệm và đầu tư vào tăng trưởng ở các khu vực có hiệu quả. Trong trạng thái tài chính toàn diện, việc huy động tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ từ mọi đối tượng trong nền kinh tế, đồng thời mọi chủ thể đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tiếp cận và vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính toàn diện góp phần hạn chế thông tin tài chính bất đối xứng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính toàn diện - Vai trò và nhân tố tác động TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN - VAI TRÒ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TS. Trần Thị Lan - TS. Hoàng Thị Bích Hà Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trải qua nhiều thập kỷ, tài chính toàn diện đã trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới trong sứ mệnh xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng - nơi mọi người đều được thụ hưởng những thành quả do phát triển kinh tế đem lại. Thúc đẩy tài chính toàn diện đang là xu hướng mới của các nước trên thế giới, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho mọi người dân và doanh nghiệp thuận tiện với chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên, tài chính toàn diện hiệu quả, bền vững phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Bài viết đưa ra khái niệm về tài chính toàn diện, tập trung phân tích vai trò và nhân tố tác động đến tài chính toàn diện hiệu quả và bền vững Từ khóa: tài chính toàn diện, thúc đẩy tài chính toàn diện, tiếp cận dịch vụ tài chính, sử dụng dịch vụ tài chính 1. Khái niệm về tài chính toàn diện Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) cho rằng: tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Có thể thấy, định nghĩa của AFI về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Như vậy, tổng quát lại có thể hiểu: Tài chính toàn diện (financial inclusion) còn gọi là tài chính bao trùm là một trạng thái theo đó tất cả mọi chủ thể trong xã hội, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ đều được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Tài chính toàn diện nhấn mạnh đến các khía cạnh đó là “tiếp cận” và “sử dụng” dịch vụ tài chính một cách thuận tiện và với “chi phí hợp lý”, trong đó chứa đựng các thành tố chủ chốt gồm: - Đối tượng được cung ứng dịch vụ: chú trọng những người đến nay vẫn bị loại trừ tài chính: những người thu nhập thấp, người yếu thế, cư dân vùng sâu vùng xa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không đủ điều kiện tiếp cận với nguồn tài chính chính thức; - Loại hình dịch vụ: gồm 5 loại dịch vụ tài chính được xem là cơ bản: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm; - Cách thức cung ứng dịch vụ: thuận tiện, phù hợp với nhu cầu với chi phí hợp lý, trong khả năng chi trả của người sử dụng dịch vụ; - Người cung ứng dịch vụ: Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức, được cấp phép và chịu sự quản lý giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động an toàn hiệu quả và có trách nhiệm. 88 2. Vai trò của tài chính toàn diện Ngay từ cuối những năm 2000, tài chính toàn diện đã dần bộc lộ vai trò thiết yếu của mình trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển và tăng cường ổn định tài chính ở mỗi quốc gia cũng như trên bình diện thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các tổ chức quốc tế đã không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính toàn diện trong phát triển bền vững nền kinh tế xã hội. Nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển từ năm 2009. Ngân hàng Thế giới (tháng 10/2013) chính thức đưa ra mục tiêu đến năm 2020 mỗi người trưởng thành phải có một tài khoản giao dịch và xem đó như một mốc quan trọng hướng tới tài chính toàn diện đầy đủ - một thế giới mà người dân ở bất cứ nơi đâu đều có quyền tiếp cận và có thể sử dụng các dịch vụ tài chính mà họ cần để nắm bắt cơ hội cải thiện cuộc sống và giảm thiểu tổn thương. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Đến nay 2/3 cơ quan quản lý tài chính và ngân hàng trung ương trên thế giới được trao thêm nhiệm vụ thúc đẩy tài chính toàn diện bên cạnh nhiệm vụ giữ ổn định giá cả và thị trường tài chính. Sở dĩ, tài chính toàn diện được quan tâm, được chú trọng thúc đẩy theo hướng hiệu quả, bền vững, được xây dựng thành chiến lược xuất phát từ vai trò của nó. Vai trò của tài chính toàn diện được thể hiện trên những khía cạnh sau: * Thứ nhất, tài chính toàn diện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua việc tăng cường huy động các nguồn lực, đáp ứng tối đa nhu cầu dịch vụ tài chính của mọi chủ thể trong nền kinh tế: Thiếu khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, nghèo đói và suy giảm tăng trưởng. Tài chính toàn diện giúp tạo điều kiện cho người tham gia vào nền kinh tế và hệ thống tài chính, từ đó tạo động lực cho khu vực tài chính phát triển hơn và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua huy động nguồn tiết kiệm và đầu tư vào tăng trưởng ở các khu vực có hiệu quả. Trong trạng thái tài chính toàn diện, việc huy động tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ từ mọi đối tượng trong nền kinh tế, đồng thời mọi chủ thể đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tiếp cận và vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính toàn diện góp phần hạn chế thông tin tài chính bất đối xứng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính toàn diện Tài chính toàn diện Dịch vụ cung cấp tài chính Rủi ro tài chính Tài chính doanh nghiệpTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 773 21 0 -
18 trang 463 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 441 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 426 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 388 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 373 10 0 -
3 trang 308 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 296 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 295 1 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 287 0 0