Tài chính vi mô từ góc nhìn kinh tế học
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 335.16 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết chỉ bàn đến tài chính vi mô dưới góc nhìn của một số lý thuyết kinh tế học cổ điển và lý thuyết trò chơi. Lý thuyết luôn giải thích dựa trên các giả định nhằm đơn giản hóa sự phức tạp của thực tế. Sự đơn giản hóa cho chúng ta cái nhìn tường minh hơn nhưng đổi lại một số trường hợp chúng ta phải chấp nhận sự phi thực tế của các giả định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính vi mô từ góc nhìn kinh tế học TÀI CHÍNH VI MÔ TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ HỌC ThS. Đặng Văn Duy & ThS. Phạm Thị Lan Anh Khoa Tài chính công - Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện có thể hiểu là tạo ra một môi trường nơi cung ứng tất cả các dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và năng lực chi trả của mọi cá nhân và doanh nghiệp. Trong bài viết này chúng tôi muốn bàn đến một bộ phận nhỏ hơn trong vấn đề tài chính toàn diện, đó là tài chính vi mô. Bài viết chỉ bàn đến tài chính vi mô dưới góc nhìn của một số lý thuyết kinh tế học cổ điển và lý thuyết trò chơi. Lý thuyết luôn giải thích dựa trên các giả định nhằm đơn giản hóa sự phức tạp của thực tế. Sự đơn giản hóa cho chúng ta cái nhìn tường minh hơn nhưng đổi lại một số trường hợp chúng ta phải chấp nhận sự phi thực tế của các giả định. Từ khóa: Tài chính toàn diện, Tài chính vi mô, Lý thuyết trò chơi, Bất cân xứng thông tin 1. Lợi tức cận biên giảm dần và nghịch lý về tiếp cận vốn vay Lý thuyết kinh tế học cổ điển được xây dựng dựa trên các giả định hợp lý. Một trong số đó là giả định về lợi tức cận biên giảm dần. Giả định này có thể phát biểu một cách đơn giản là sản lượng đầu ra sẽ tăng tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư vào tư liệu sản xuất, nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của vốn. Ví dụ một hợp tác xã A canh tác theo phương thức và công cụ truyền thống - chỉ sử dụng sức lao động và cuốc, liềm, thì một năm sản xuất ra 10 tấn lúa. Ban chủ nhiệm hợp tác xã A quyết định đầu tư mua một máy gặt đập liên hợp để phục vụ sản xuất, sản lượng lúa thu được trên cùng diện tích đất từ khi có máy gặt đập liên hợp là 15 tấn/năm. Như vậy lợi ích gia tăng hàng năm nhờ máy gặt đập liên hợp là 5 tấn. Nhìn thấy lợi ích từ việc cơ giới hóa sản xuất, ban chủ nhiệm hợp tác xã A quyết định mua thêm một máy gặt đập liên hợp nữa, nhưng do diện tích đất sản xuất là cố định, hai máy gặt đập không thể đồng thời hoạt động hết công suất, sản lượng lúa từ khi có hai máy chỉ tăng lên 17 tấn/năm. Lợi ích gia tăng từ khi có máy gặt đập thứ hai là 2 tấn, ít hơn so với khi có máy gặt đập đầu tiên. Giả định lợi tức cận biên giảm dần cũng là hệ quả của giả định đồ thị của hàm sản xuất là một đường cong có độ dốc giảm dần (Hình 1). Khu vực A là khu vực có lợi tức cận biên cao, một đồng vốn tăng thêm sẽ mang lại nhiều sản lượng hơn so với khu vực B là khu vực có lợi tức cận biên thấp. Hình 1: Đồ thị hàm sản xuất s¶n lîng Nguồn: Nhóm tác giả tự thể hiện 79 Đối tượng nằm ở khu vực A chính là những cá nhân, doanh nghiệp, hay thậm chí quốc gia nghèo, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn. Ngược lại khu vực B sẽ là những cá nhân, doanh nghiệp, hay quốc gia giàu có, có tiềm lực về vốn. Những đối tượng ở khu vực A có lợi tức cận biên cao hơn, nên sẽ sẵn sàng chấp nhận chi phí đi vay cao hơn so với khu vực B. Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel là Robert Lucas Jr. đã tính toán mức độ sẵn sàng chi trả chi phí vay (dựa trên rất nhiều giả định) và cho ra con số, người đi vay ở Ấn Độ sẵn sàng trả lãi suất cao gấp 58 lần người đi vay ở Mỹ. Nếu đồng ý với giả định lợi tức cận biên giảm dần và những người cho vay tiền là có lý trí thì dòng vốn đáng ra phải hướng tới các quốc gia nghèo thay vì các quốc gia phát triển. Ở mức độ vi mô hơn, dòng vốn đáng lẽ phải hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thay vì các doanh nghiệp lớn, phải hướng tới người nghèo, vùng sâu vùng xa thay vì người có thu nhập cao ở các thành phố lớn. 2. Vấn đề thông tin bất cân xứng Người nghèo, doanh ngiệp nhỏ, quốc gia có thu nhập thấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các kênh vay vốn chính thống. Nghịch lý này được giải thích bởi thất bại thị trường - vấn đề bất cân xứng thông tin. Người cho vay thường gặp bất lợi về thông tin khi đánh giá mức độ đáng tin cậy của người đi vay. Trong số những người thu nhập thấp đến vay tiền, ai là người có ý tưởng kinh doanh khả thi và sẽ cố gắng hết sức để thực hiện ý tưởng kinh doanh đó, ai là người ham mê rủi ro mạo hiểm và sẽ nướng hết số tiền vay vào các trò đỏ đen. Vì thiếu thông tin, người cho vay rất có khả năng trao nhầm tiền vào tay người mạo hiểm. Khi đó vấn đề bất cân xứng thông tin được gọi là lựa chọn nghịch. Ngay cả khi đã trao tiền vào tay người đáng tin cậy thì vẫn có khả năng anh ta sẽ sử dụng số tiền đi vay không đúng mục đích ban đầu nhằm kiếm lời nhanh hơn với mức rủi ro cao hơn. Khi đó vấn đề bất cân xứng thông tin chuyển thành dạng rủi ro đạo đức. Vấn đề bất cân xứng thông tin sẽ được giải quyết nếu có một hệ thống xếp hạng tín dụng minh bạch, đáng tin cậy của người đi vay. Giải pháp này có thể thực hiện ở cấp độ quốc gia, doanh nghiệp nhưng s ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính vi mô từ góc nhìn kinh tế học TÀI CHÍNH VI MÔ TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ HỌC ThS. Đặng Văn Duy & ThS. Phạm Thị Lan Anh Khoa Tài chính công - Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện có thể hiểu là tạo ra một môi trường nơi cung ứng tất cả các dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và năng lực chi trả của mọi cá nhân và doanh nghiệp. Trong bài viết này chúng tôi muốn bàn đến một bộ phận nhỏ hơn trong vấn đề tài chính toàn diện, đó là tài chính vi mô. Bài viết chỉ bàn đến tài chính vi mô dưới góc nhìn của một số lý thuyết kinh tế học cổ điển và lý thuyết trò chơi. Lý thuyết luôn giải thích dựa trên các giả định nhằm đơn giản hóa sự phức tạp của thực tế. Sự đơn giản hóa cho chúng ta cái nhìn tường minh hơn nhưng đổi lại một số trường hợp chúng ta phải chấp nhận sự phi thực tế của các giả định. Từ khóa: Tài chính toàn diện, Tài chính vi mô, Lý thuyết trò chơi, Bất cân xứng thông tin 1. Lợi tức cận biên giảm dần và nghịch lý về tiếp cận vốn vay Lý thuyết kinh tế học cổ điển được xây dựng dựa trên các giả định hợp lý. Một trong số đó là giả định về lợi tức cận biên giảm dần. Giả định này có thể phát biểu một cách đơn giản là sản lượng đầu ra sẽ tăng tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư vào tư liệu sản xuất, nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của vốn. Ví dụ một hợp tác xã A canh tác theo phương thức và công cụ truyền thống - chỉ sử dụng sức lao động và cuốc, liềm, thì một năm sản xuất ra 10 tấn lúa. Ban chủ nhiệm hợp tác xã A quyết định đầu tư mua một máy gặt đập liên hợp để phục vụ sản xuất, sản lượng lúa thu được trên cùng diện tích đất từ khi có máy gặt đập liên hợp là 15 tấn/năm. Như vậy lợi ích gia tăng hàng năm nhờ máy gặt đập liên hợp là 5 tấn. Nhìn thấy lợi ích từ việc cơ giới hóa sản xuất, ban chủ nhiệm hợp tác xã A quyết định mua thêm một máy gặt đập liên hợp nữa, nhưng do diện tích đất sản xuất là cố định, hai máy gặt đập không thể đồng thời hoạt động hết công suất, sản lượng lúa từ khi có hai máy chỉ tăng lên 17 tấn/năm. Lợi ích gia tăng từ khi có máy gặt đập thứ hai là 2 tấn, ít hơn so với khi có máy gặt đập đầu tiên. Giả định lợi tức cận biên giảm dần cũng là hệ quả của giả định đồ thị của hàm sản xuất là một đường cong có độ dốc giảm dần (Hình 1). Khu vực A là khu vực có lợi tức cận biên cao, một đồng vốn tăng thêm sẽ mang lại nhiều sản lượng hơn so với khu vực B là khu vực có lợi tức cận biên thấp. Hình 1: Đồ thị hàm sản xuất s¶n lîng Nguồn: Nhóm tác giả tự thể hiện 79 Đối tượng nằm ở khu vực A chính là những cá nhân, doanh nghiệp, hay thậm chí quốc gia nghèo, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn. Ngược lại khu vực B sẽ là những cá nhân, doanh nghiệp, hay quốc gia giàu có, có tiềm lực về vốn. Những đối tượng ở khu vực A có lợi tức cận biên cao hơn, nên sẽ sẵn sàng chấp nhận chi phí đi vay cao hơn so với khu vực B. Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel là Robert Lucas Jr. đã tính toán mức độ sẵn sàng chi trả chi phí vay (dựa trên rất nhiều giả định) và cho ra con số, người đi vay ở Ấn Độ sẵn sàng trả lãi suất cao gấp 58 lần người đi vay ở Mỹ. Nếu đồng ý với giả định lợi tức cận biên giảm dần và những người cho vay tiền là có lý trí thì dòng vốn đáng ra phải hướng tới các quốc gia nghèo thay vì các quốc gia phát triển. Ở mức độ vi mô hơn, dòng vốn đáng lẽ phải hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thay vì các doanh nghiệp lớn, phải hướng tới người nghèo, vùng sâu vùng xa thay vì người có thu nhập cao ở các thành phố lớn. 2. Vấn đề thông tin bất cân xứng Người nghèo, doanh ngiệp nhỏ, quốc gia có thu nhập thấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các kênh vay vốn chính thống. Nghịch lý này được giải thích bởi thất bại thị trường - vấn đề bất cân xứng thông tin. Người cho vay thường gặp bất lợi về thông tin khi đánh giá mức độ đáng tin cậy của người đi vay. Trong số những người thu nhập thấp đến vay tiền, ai là người có ý tưởng kinh doanh khả thi và sẽ cố gắng hết sức để thực hiện ý tưởng kinh doanh đó, ai là người ham mê rủi ro mạo hiểm và sẽ nướng hết số tiền vay vào các trò đỏ đen. Vì thiếu thông tin, người cho vay rất có khả năng trao nhầm tiền vào tay người mạo hiểm. Khi đó vấn đề bất cân xứng thông tin được gọi là lựa chọn nghịch. Ngay cả khi đã trao tiền vào tay người đáng tin cậy thì vẫn có khả năng anh ta sẽ sử dụng số tiền đi vay không đúng mục đích ban đầu nhằm kiếm lời nhanh hơn với mức rủi ro cao hơn. Khi đó vấn đề bất cân xứng thông tin chuyển thành dạng rủi ro đạo đức. Vấn đề bất cân xứng thông tin sẽ được giải quyết nếu có một hệ thống xếp hạng tín dụng minh bạch, đáng tin cậy của người đi vay. Giải pháp này có thể thực hiện ở cấp độ quốc gia, doanh nghiệp nhưng s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính toàn diện Tài chính vi mô Kinh tế học Lý thuyết trò chơi Bất cân xứng thông tinTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 583 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 332 0 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 251 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 243 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 trang 235 6 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 222 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính toàn diện
3 trang 176 0 0 -
13 trang 160 0 0
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 160 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần
133 trang 140 0 0