Danh mục

Tài chính Việt Nam - 70 năm trưởng thành và phát triển qua một số tư liệu và hình ảnh: Phần 2

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.83 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Tài chính Việt Nam vinh dự và tự hào nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của nhiều thế hệ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ...Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách "70 năm Tài chính Việt Nam trưởng thành và phát triển qua một số tư liệu và hình ảnh" dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài chính Việt Nam - 70 năm trưởng thành và phát triển qua một số tư liệu và hình ảnh: Phần 2 NGÀNH TÀI CHÍNH HỘI NHẬP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI CHÍNH HỘI NHẬP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC Hồ Tế Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính N gành Tài chính Việt Nam chính thức ra đời ngày 28/8/1945 cùng với sự ra đời của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trải qua chặng đường phấn đấu và thử thách, ngành Tài chính đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, góp phần hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc; xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội (CNXH) và cải thiện đời sống nhân dân. Trong những ngày đầu của Cách mạng, tình hình đất nước gặp muôn vàn khó khăn, vừa chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, vừa xây dựng bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, trong khi ngân quỹ Trung ương có vẻn vẹn 1.200.000 đồng Đông Dương đã đặt ra cho ngành Tài chính nhiều nhiệm vụ rất cấp bách và nặng nề. Ngành Tài chính đã giúp Chính phủ sử dụng nguồn vốn huy động được để giải quyết các nhu cầu chi tiêu to lớn để tổ chức bộ máy Nhà nước cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đất nước ta bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, tiến hành xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Với đường lối và chủ trương cụ thể trong giai đoạn cách mạng mới mà Đảng đã đề ra, ngành Tài chính đã đề xuất và được Nhà nước cho thi hành một số biện pháp tạm thời về thuế đối với vùng mới giải phóng, đồng thời tiến hành việc thu đổi tiền Đông Dương, phát hành đồng tiền ngân hàng của ta trong 74 70 NĂM TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI CHÍNH HỘI NHẬP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN vùng mới giải phóng... Năm 1975 thắng lợi lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của lịch sử Việt Nam. Cả nước bước vào thời kỳ xây dựng CNXH với những thuận lợi mới, song cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Phương hướng, nhiệm vụ của tài chính quốc gia trong thời kỳ này là từng bước thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, chi tài chính theo chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chung của Nhà nước, bảo đảm trách nhiệm và tính chủ động của các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở, cải tiến quan hệ giữa tài chính nhà nước, tài chính xí nghiệp và tín dụng ngân hàng. Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng công cuộc đổi mới nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính. Sau khi có Nghị quyết Trung ương 6 (khóa VI), với chủ trương kiên quyết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nền kinh tế - tài chính nước ta đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế thị trường từng bước hình thành thay thế dần cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Trong giai đoạn 1986 – 1990, các chế độ thu quốc doanh, các pháp lệnh về thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp được bổ sung sửa đổi, hệ thống thu ngân sách được cải cách, các bộ luật thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế được xây dựng và hoàn thiện từng bước. Trong khu vực kinh tế quốc doanh, chính sách động viên tài chính không ngừng được hoàn thiện đi đôi với chế độ quản lý xí nghiệp từng bước được chấn chỉnh. Những bổ sung, sửa đổi chế độ thu quốc doanh và trích nộp lợi nhuận trong giai đoạn này là bước chuyển tiếp dẫn đến sự ra đời các luật thuế chung, có hiệu lực thi hành từ 1/10/1990. Giai đoạn 1991 - 1995, thực hiện đường lối tiếp tục đổi mới xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng đề ra tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII, ngành Tài chính đã hoàn thành việc xây dựng một hệ thống thuế hoàn chỉnh với nhiều sắc thuế khác nhau, đã bao quát phần lớn các nguồn thu và diện thu. Tổ chức bộ máy thu thuế được thiết lập lại theo một hệ thống thống nhất từ Trung ương xuống địa phương. Số thu từ thuế và phí vào NSNN tăng nhanh qua các năm, cùng với việc mở rộng diện thu và tăng cường công tác chống thất thu, công tác quản lý, cấp phát chi NSNN cũng được đổi mới theo hướng tập trung các khoản chi đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình then chốt, chú trọng các khoản chi trả nợ, chi dự trữ nhà nước và các khoản chi cho các yêu cầu về đầu tư cho y tế, giáo dục và đào tạo. Hệ thống Kho bạc Nhà nước ra đời năm 1990 đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành và quản lý NSNN. Công tác phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương đã có những bước tiến rõ rệt, đã chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi và hải đảo, bảo đảm 75 QUA MỘT SỐ TƯ LIỆU VÀ HÌNH ẢNH NGÀNH TÀI CHÍNH HỘI NHẬP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương trong khi vẫn giữ vị trí chủ đạo của ngân sách trung ương. Trong giai đoạn từ 1991- 2000 - giai đoạn đầu của thời kỳ đất nước đổi mới và mở cửa, hệ thống tài chính của cơ chế kinh tế mới - thời mở cửa, hội nhập đã được tạo dựng. Tài chính đã từng bước làm tốt vai trò động viên, phân phối nguồn lực, quản lý, kiểm soát và giám sát vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Có thể đánh giá những thành tựu đã đạt được của ngành Tài chính trong giai đoạn đầu thời kỳ đất nước đổi mới và mở cửa như sau: Trước hết, cùng với sự đổi mới tư duy quản lý kinh tế, những nhận thức mới về hoạt động tài chính trong quá trình cải cách kinh tế và xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được hình thành. Mạnh dạn dứt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: