Thông tin tài liệu:
Nội dung tài liệu "Dạy học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ kí hiệu" gồm 8 chủ đề sau: đặc điểm năng lực học sinh khiếm thính cấp tiểu học, kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học dạy học sinh khiếm thính, phương pháp dạy học môn tiếng Việt cho học sinh khiếm thính, phương pháp dạy học môn Toán cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ kí hiệu, đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính cấp tiểu học, kĩ năng hỗ trợ học sinh khiếm thính hoà nhập ở nhà trường, gia đình và cộng đồng; giáo dục giới tính, chống bạo lực và xâm hại học sinh, kĩ năng tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho cơ sở giáo dục học sinh khiếm thính tại địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên: Dạy học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ kí hiệu NGÂN HÀNG THẾ GIỚIBAN QUẢN LÍ CÁC DỰ ÁN DỰ ÁN QIPEDC TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊNDẠY HỌC SINH KHIẾM THÍNH CẤP TIỂU HỌC THÔNG QUA NGÔN NGỮ KÍ HIỆU HÀ NỘI - 2020 LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học sinh khiếm thính cấp tiểu học thôngqua ngôn ngữ kí hiệu do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội biên soạn theo kếhoạch hoạt động của dự án “Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thínhcấp tiểu học thông qua ngôn ngữ kí hiệu” (QIPEDC) được Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo phê duyệt. Dự án do Quỹ hợp tác toàn cầu tài trợ thông qua Ngânhàng thế giới nhằm tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh khiếmthính cấp tiểu học tại Việt Nam. Tài liệu này phục vụ hoạt động bồi dưỡng nângcao năng lực cho giáo viên dạy học sinh khiếm thính cấp tiểu học tại các cơ sởgiáo dục chuyên biệt và hòa nhập của các tỉnh, thành phố tham gia dự án. Nội dung tài liệu bao gồm 8 chủ đề: 1) Đặc điểm năng lực học sinh khiếm thính cấp tiểu học. 2) Ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam - sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong dạy họcvà giao tiếp với học sinh khiếm thính. 3) Kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học dạy học sinh khiếm thính 4) Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho học sinhkhiếm thính cấp tiểuhọc thông qua ngôn ngữ kí hiệu. 5) Phương pháp dạy học môn Toán cho học sinh khiếm thính cấp tiểu họcthông qua ngôn ngữ kí hiệu. 6) Đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính cấp tiểu học. 7) Kĩ năng hỗ trợ học sinh khiếm thính hoà nhập ở nhà trường, gia đình vàcộng đồng; giáo dục giới tính, chống bạo lực và xâm hại học sinh. 8) Kĩ năng tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho các cơ sởgiáo dục học sinh khiếm thính tại địa phương. Các nội dung trong tài liệu bồi dưỡng sẽ được tập huấn theo 3 bước: 1) Tậphuấn online với các kiến thức lí thuyết và một số kĩ năng cơ bản; 2) Tập huấntrực tiếp với trọng tâm là thực hành và trao đổi theo chiều sâu về các chủ đề; 3)Hỗ trợ trực tiếp giáo viên dạy học sinh khiếm thính cấp tiểu học tại các cơ sở giáodục (bồi dưỡng thực địa). Tài liệu được biên soạn, thực nghiệm và sẽ tiếp tục hoàn thiện cho mụctiêu nhân rộng sau khi Dự án kết thúc. Trong quá trình tập huấn và triển khai thựcnghiệm tại các cơ sở giáo dục có học sinh tham gia dự án, Trường Đại học Sưphạm Hà Nội rất mong nhận được sự hợp tác và đóng góp ý kiến của quý thầy/côgiáo, các cán bộ quản lý giáo dục để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn, góp phầnnâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh khiếm thính, giúp các em có thêmcơ hội tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, thân thiện. Xin trân trọng cảm ơn ! 2 MỤC LỤC TrangGiới thiệu 2Chủ đề 1. Đặc điểm năng lực học sinh khiếm thính cấp tiểu học 4Chủ đề 2. Ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam - sử dụng ngôn ngữ kí hiệu 16trong dạy học và giao tiếp với học sinh khiếm thínhChủ đề 3. Kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học dạy học sinh 40khiếm thínhChủ đề 4. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh 63khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ kí hiệuChủ đề 5. Phương pháp dạy học môn Toán cho học sinh khiếm 88thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ kí hiệuChủ đề 6. Đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính cấp 111tiểu họcChủ đề 7. Kĩ năng hỗ trợ học sinh khiếm thính hoà nhập ở nhà 126trường, gia đình và cộng đồng; giáo dục giới tính, chống bạo lựcvà xâm hại học sinhChủ đề 8. Kĩ năng tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực 144cho các cơ sở giáo dục học sinh khiếm thính tại địa phương. 3 Chủ đề 1. ĐẶC ĐIỂM NĂNG LỰC HỌC SINH KHIẾM THÍNH CẤP TIỂU HỌC (5 tiết lí thuyết, 5 tiết thực hành, 5 tiết online)I. Mục tiêu1. Năng lực- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về nhận thức, giao tiếp và năng lực học tập của học sinh khiếm thính cấp tiểu học.- Vận dụng những kiến thức về đặc điểm nhận thức, giao tiếp và năng lực học tập của học sinh khiếm thính trong điều chỉnh mục tiêu và yêu cầu cần đạt của bài học, thiết kế các hoạt động dạy học và hỗ trợ cho phù hợp với các đặc điểm của học sinh khiếm thính.2. Phẩm chất Có thái độ trân trọng khả năng và giá trị của học sinh khiếm thính; tích cực, chủđộng tìm hiểu, áp dụng kiến thức, kĩ năng học được vào thực tiễn.II. Nội dung và các hoạt động1. Đặc điểm nhận thức của học sinh khiếm thính cấp tiểu họcHoạt động 1: Nhận biết học sinh khiếm thínha) Yêu cầu cần đạt:- Học v ...