Danh mục

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non: Nội dung bồi dưỡng 2 - Cao Thị Thái, Lưu Đức Hạnh

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.49 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non - Nội dung bồi dưỡng 2 gồm 3 nội dung chính, trình bày về kho tàng văn hóa truyền thống Thanh Hóa; xây dựng môi trường giáo dục mầm non tự nguyên vật liệu sẵn có của địa phương; giới thiệu một số trò chơi dân gian Thanh Hóa. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non: Nội dung bồi dưỡng 2 - Cao Thị Thái, Lưu Đức Hạnh SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA CAO THỊ THÁI-LƯU ĐỨC HẠNH TÀI LIỆUBỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2 LƯU HÀNH NỘI BỘ 1 MỤC LỤCLời nói đầu Trang 3PHẦN I - Kho tàng văn hóa truyền thống Thanh Hóa Trang 4PHẦN II - Xây dựng môi trường giáo dục mầm non từ nguyên Trang 28vật liệu sẵn có của địa phươngPHẦN III - Giới thiệu một số trò chơi dân gian Thanh Hóa Trang 44Tài liệu tham khảo chính Trang 72 2 LỜI NÓI ĐẦU Căn cứ Quyết định số 202/SGD&ĐT ngày 10/4/2013 của Giám đốc SởGiáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về việc thành lập Ban biên soạn tài liệu bồidưỡng thường xuyên giáo viên và Quy định về biên soạn kèm theo Quyết địnhnày, Phòng Giáo dục Mầm non tổ chức biên soạn Tài liệu bồi dưỡng thườngxuyên giáo viên mầm non. Tài liệu gồm 3 nội dung. Thứ nhất, những tri thức căn bản về truyền thốngvăn hóa tỉnh nhà. Thứ hai, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng nguyên vật liệu sẵn cóở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục mầm non. Thứ ba, cung cấpnhững tri thức về trò chơi dân gian, trò chơi dân gian Thanh Hóa, chọn lựa giớithiệu một số trò chơi phù hợp lứa tuổi mẫu giáo, gợi ý cách tổ chức để giáo viêntham khảo, vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của lớp, trường,địa phương mình. Tài liệu, ngoài Lời nói đầu có 3 phần, tương ứng với 3 nội dung nêu trên,thời lượng mỗi phần 10 tiết. Từng phần được chia thành các Bài học với mụctiêu và hướng dẫn dạy - học cụ thể. Vì thời lượng giới hạn nên tài liệu không thể trình bày toàn diện, chuyênsâu. Người học cần phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng là chính. Một là, tìmđọc các sách được kê ở mục Tài liệu tham khảo và các sách, báo khác liên quan.Hai là, tổ chức tham quan các di tích văn hóa, lịch sử trong tỉnh, tìm hiểu thêmcác nguyên vật liệu sẵn có, các trò chơi dân gian khác của địa phương huyện, xãđể mở rộng, làm phong phú vốn tri thức về địa phương. Cuối cùng, yêu cầu caonhất là vận dụng sau khi học, giáo viên có thể giới thiệu cho các cháu mẫu giáocái hay, nét đẹp của quê hương ; sử dụng những tư liệu vật chất, tinh thần của địaphương để tổ chức các hoạt động giáo dục bước đầu gợi mở ở các cháu tình yêuquý, niềm tự hào về quê hương. Khi biên soạn tài liệu này, chúng tôi đã tham khảo nhiều công trình nghiêncứu sẵn có, xin được trân trọng cảm ơn. Tài liệu cũng khó tránh khỏi thiếu sót.Rất mong nhận được góp ý để có sự hoàn thiện hơn. PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA 3 PHẦN I KHO TÀNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG THANH HÓA BÀI 1 (3 tiết) NHÌN CHUNG LỊCH SỬ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Người học nắm được tổng quát lịch sử xã hội Thanh Hóa, nhất là những đặctrưng nổi bật để làm cơ sở cho việc tiếp thu các bài về văn hóa địa phương. 2. Đọc tài liệu tham khảo và tổ chức học tập, tham quan Bảo tàng, các ditích tiêu biểu của tỉnh để mở rộng, đào sâu kiến thức. 3. Giáo dục lòng tự hào, tình yêu quê hương. 4. Có thể giới thiệu những nét lớn về lịch sử xã hội tỉnh nhà với mọi người. II- BÀI HỌC Dòng chảy sông Mã từ miền núi xuống đồng bằng cùng với các đợt biểntiến và biển lùi trong khoảng hai triệu năm đến hơn một vạn năm đã xuất hiệnmảnh đất ổn định và gần giống với địa hình Thanh Hóa ngày nay. Sự có mặt củacon người tối cổ trên đất nước ta cách nay chừng 30 - 40 vạn năm. Ở ThanhHóa, họ cư ngụ quanh vùng núi Đọ, núi Nuông, núi Quan Yên thuộc Thiệu Hóa,Yên Định, ngày nay. Sau đó mở mang lên phía tây (Thạch Thành, Cẩm Thủy, BáThước, Ngọc Lặc, Thường Xuân,...) và tiến xuống phía đông (Vĩnh Lộc, HàTrung, Hậu Lộc,...) tạo ra các nền văn hóa cổ đại. Hơn hai nghìn năm trước, cộngđồng cư dân Lạc Việt trong đó có cư dân Thanh Hóa bấy giờ gọi là bộ Cửu Chânmà các thủ lĩnh đều gọi là Hùng Vương đã tạo ra Văn hóa Đông Sơn, xây dựngnên quốc gia - dân tộc chúng ta (Văn Lang, Âu Lạc). Đó là thời Tiền sử và Sơ sử.Tiếp theo, cùng lịch sử đất nước, tỉnh ta trải qua 4 thời đại, đến nay mới trên haingàn năm: Bắc thuộc - Phong kiến tự chủ - Thực dân nửa phong kiến - Dân chủcộng hòa và Xã hội chủ nghĩa. Trên dòng chảy này, Thanh Hóa có 4 đặc điểm quan trọng về lịch sử - xãhội. 1. Là một trong những địa phương phát triển của quốc gia. a) Về kinh tế, vừa tiếp nhận, vừa hòa đồng, vừa gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: