Danh mục

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THCS năm học 2016-2017

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.41 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (44 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THCS năm học 2016-2017 có nội dung chính gồm hai chương: chương 1 - những vấn đề chung về di sản và sử dụng di sản trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông; chương 2 - sử dụng tư liệu về các di sản ở Quảng Bình phục vụ giảng dạy lịch sử dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THCS năm học 2016-2017 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 16/1/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchđã ban hành văn bản số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về việc Hướng dẫn sử dụngdi sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên. Vănbản nêu rõ: Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâmGDTX được triển khai thực hiện hàng năm ở tất cả các cấp học giáo dục phổ thôngvà GDTX; đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữacác cơ sở giáo dục phổ thông, GDTX và các cơ quan liên quan thuộc ngành Vănhóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn. Cán bộ quản lý, giáo viên trường phổ thông,trung tâm GDTX chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợpvới điều kiện của nhà trường, địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng di sản vănhóa trong dạy học. Di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX đượcquy định gồm: Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, vănhóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổvật, bảo vật quốc gia; Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn vớicộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử,văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo vàđược lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,trình diễn và các hình thức khác. Phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản văn hóa trong trường phổthông, trung tâm GDTX bao gồm: Lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vàocác môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (nội khóahoặc ngoại khóa); Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học, các hoạt động văn hóa,văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản có tính chất điển hình vàhướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, khai thác các nội dung khác của di sản văn hóathông qua tư liệu, hiện vật. Tổ chức chăm sóc di tích, các hoạt động giáo dục tại ditích; Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp: Dạy học trên lớp hoặc tổ chứccác hoạt động ngoại khóa tại nhà trường, dạy học tại nơi có di sản văn hóa, tổ chức 1tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa; dạy học thông qua các phương tiện truyềnthông, đa phương tiện;…. lựa chọn những phương pháp dạy học, kiểm tra, đánhgiá phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tìmhiểu, khai thác các giá trị của di sản văn hóa. Tài liệu này sẽ góp phần hiện thực hóa văn bản này của 2 Bộ, tạo điều kiệncho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình sau khi đã được tiếp thu trong các đợttập huấn mà Sở tổ chức trước đó. 2 NỘI DUNGCHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VÀ SỬ DỤNG DI SẢN TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN 1. Nhận dạng di sản a. Khái niệm về di sản Di sản văn hóa Việt nam bao gồm di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật(bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất cógiá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được truyền từ đời này sang đời khác. b. Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam - Di sản văn hóa Việt Nam là sự kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54dân tộc anh em, trải qua 1 quá trình lịch sử lâu đời, kế thừa và tái tạo qua nhiều thế hệ. - Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưuvà kế thừa văn minh nhân loại. - Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sốngmạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy. c. Phân loại di sản - Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thểvà di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, baogồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn liền với cộng đồng cánhân, vật thể và không gian có liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thểhiện bản sắc cộng đồng và truyền từ thế hệ này sang thế hệ sang thế hệ khác. Di sản văn hóa vật thể bao gồm: - Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm, và các giá di vật, cổvật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. 3 - Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên nhiênhoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc cógiá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. ...

Tài liệu được xem nhiều: