1. Nh ng yêu c u đ i v i đi u hành viên tr ữ ầ ố ớ ề ạm ?
a. Đức tính:
- Có khả năng công tác độc lập, ứng xử và giải quyết, đối phó đượcc tình
huống phức tạp trong từng thời điểm nhất định .
- Có tinh thần kỷ luật, tác phong gương mẫu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong lao động và sản xuất.
- Có tinh thần học hỏi, tích lũy kiến thức về kỹ thuật và chuyên môn để
sẵn sàng giải quyết các sự cố, trở ngại trong vận hành.
b. Nhạy bén trong nhận...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÀI LIỆU BỒI HUẤN ĐIỀU HÀNH VIÊN TRẠM ĐIỆN
1. Những yêu cầu đối với điều hành viên trạm ?
a. Đức tính:
- Có khả năng công tác độc lập, ứng xử và giải quyết, đối phó đượcc tình
huống phức tạp trong từng thời điểm nhất định .
- Có tinh thần kỷ luật, tác phong gương mẫu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong lao động và sản xuất.
- Có tinh thần học hỏi, tích lũy kiến thức về kỹ thuật và chuyên môn để
sẵn sàng giải quyết các sự cố, trở ngại trong vận hành.
b. Nhạy bén trong nhận xét :
Có giác quan tốt, nhạy bén phát hiện kip thời các trạng thái bất thường của
thiết bị.
c. Trình độ chuyên môn :
- Có khả năng chuyên môn về kỹ thuật lưới điện, thiết bị và các bộ môn về
vật lý ( cơ, nhiệt, điện, điện tử v.v ...), hóa học, mạch kiểm soát, rơle,
đo lường đặc biệt là môn an toàn điện... biết giải thích hiện tượng .
- Nắm vững các thông số kỹ thuật, đặc tính, tính năng vận hành thiết bị.
- Hiểu và thông thuộc các tiêu chuẩn cho phép trong vận hành (điện áp,
dòng điện, nhiệt độ v...)
- Nắm vững nguyên lý và quy trình vận hành thiết bị,đọc đợc các loại sơ
đồ.
- Thông suốt các quy trình, quy phạm và nội dung đảm bảo an toàn trong
vận hành .
- Nắm vững các biện pháp kiểm tra, theo dõi điều chỉnh và bảo trì thiết bị.
- Phân tích được nguyên nhân và đề xuất được biện pháp xử lý các trạng
thái bất thờng hay sự cố thiết bị.
2. Nhiệm vụ của điều hành viên trong chế độ vận hành bình thường,
bất thường ?
A. Nhiệm vụ của điều hành viên trong chế độ vận hành bình thư-
ờng.
1.Ghi chép :
Các loại sổ sách cần thiết trong quản lý vận hành như sau:
a. Nhật ký vận hành : Ghi chép tất cả các diễn biến trong hoạt động của
trạm : Giờ giấc xảy ra sự cố, các thao tác đóng cắt, tình hình thiết bị, ký
nhận bàn giao ca trực, đặc điểm diễn biến trong vận hành.
b. Sổ công tác : Ghi chép nội dung các công tác tại trạm, thành phần toán
công tác, đơn vị công tác, số phiếu công tác, thủ tục cô lập, án động, thời
gian giao nhận hiện trờng, ghi chú kết quả công tác, các số liệu thí
nghiệm, ký bàn giao hiện trờng.
c. Phiếu thao tác : Ghi chép các nội dung thao tác, thủ tục ra lệnh, ghi
phiếu, kiểm soát, ký phiếu, thiết bị cần thao tác, thời gian và các biện
pháp an toàn. Thực hiện phiếu thao tác theo đúng quy trình .
d. Bảng ghi thông số vận hành: Ghi chép hàng giờ các thông số vận hành
thiết bị trạm:
Điện áp, dòng điện, công suất tác dụng, công suất phản kháng, chỉ số điện
năng kế, nhiệt độ áp suất .v.v...
e. Sổ theo dõi hoạt động thiết bị: Ghi chép số lần cắt ngắn mạch của máy
cắt, tình trạng máy biến áp ..v.v...
2. Thao tác:
Thao tác các thiết bị trạm theo lệnh chỉ huy thao tác ( điều độ viên hệ
thống ), phải tuân theo quy trình kỹ thuật an toàn điện : Mệnh lệnh, thủ
tục, phiếu thao tác, trang bị an toàn, thực hiện kiểm tra thiết bị và mệnh
lệnh đúng quy trình.
3. Kiểm tra thiết bị trong vận hành :
Khi tiến hành kiểm tra phải nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên lý
vận hành thiết bị. Khi phát hiện các trạng thái bất thường phải báo cáo
cấp chỉ huy, ghi sổ nhật ký vận hành và theo dõi xử lý.
4. Theo dõi các toán công tác đến trạm :
Thực hiện chế độ phiếu công tác theo quy trình kỹ thuật an toàn điện.
Khi có toán công tác đến trạm phải thưc hiện các thủ tục và theo dõi
trong thời gian công tác: an toàn khu vực công tác, các hạng mục thực
hiện ( sửa chữa, thí nghiệm), trang bị an toàn toán công tác, nghiệm thu
bàn giao công tác . v.v...
5. Điều chỉnh các thông số vận hành:
Điều chỉnh điện áp đóng cắt tụ bù để thay đổi các thông số vận hành
theo quy định.Theo dõi các thông số vận hành vượt định mức của thiết bị
để báo cáo có biện pháp xử lý.
6. Bảo quản thiết bị và các trang bị trong vận hành:
Giữ nơi làm việc sạch sẽ thoáng mát, các trang thiết bị phục vụ cho sản
xuất, an toàn và thiết bi phải bảo quản theo đúng quy định.
B. Nhiệm vụ của điều hành viên trong chế độ vận hành sự cố ?
Khi xảy ra sự cố trong trạm biến áp, điều hành viên phải bình tình tỉnh
xử lý theo trình tự :
1. Ghi nhận thời điểm xảy ra sự cố và cho dừng tín hiệu âm thanh (tắt
còi) .
2. Quan sát thiết bị đã bị tách khỏi lới, các loại rơle tác động. Cần xem xét
thiết bị tác động trước sau theo thứ tự.
3. Báo cáo cho điều độ viên các diễn biến liên quan trong sự cố.
4. Theo lệnh chỉ huy thao tác của điều độ viên, điều hành viên thực hiện
các công việc kiểm tra, thao tác cô lập hoặc tái lập thử. Báo cáo lại điều
độ viên .
5. Ghi các diễn biến sự cố vào sổ nhật ký vận hành .
6. Báo cáo cho cấp chỉ huy.
Việc thực hiện các công việc trong khi xử lý sự cố chỉ có điều độ
viên,và điều hành viên trong ca đảm nhiệm.
3. Thủ tục báo cáo ?
Trong ca trực điều hành viên có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động trạm
như sau :
1. Báo cáo định kỳ :
- Báo cáo các thông số vận hành cho điều độ viên .
- Báo cáo tình hình vận hành cho cấp chỉ huy.
2. Báo cáo sự cố :
Khi các tình huống bất thường hoặc sự cố cần báo cáo ngay cho điều độ
viên để có chỉ huy xử lý .
Các sự cố sau khi xử lý xong hoặc không xử lý được đều phải báo cáo
về cấp chỉ huy ( Trực ban, Đội, Công Ty).
4. Thủ tục khi nhận ca ?
Khi nhận ca nhân viên vận hành cần phải:
a. Tìm hiểu tình hình, sơ đồ và chế độ vận hành các thiết bị trong trạm.
b. Nghe người giao ca truyền đạt các điều cần lưu ý, trạng thái bất thường
và các thiết bị đang đặt dự phòng hoặc sửa chữa.
c. Truyền đạt các tiêu lệnh điều hành hoặc mệnh lệnh của các cấp chỉ huy
đối với trạm.
d. Kiểm tra tiếp nhận dụng cụ, vật tư, chìa khóa, sổ sách, quy trình .
e. Tìm hiểu các mục ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và các mệnh l ...