Danh mục

Tài liệu: Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ - Hai cốt cách và thân phận Nho sĩ vào mở đầu triều Nguyễn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.14 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khác với Cao, Nguyễn không có một sự nghiệp thơ chữ Hán với chỉ 1 bài được lưu lại(5). Tất cả, gồm vài chục bài thơ Nôm Đường luật, và trên 60 bài là hát nói, là ca trù.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ - Hai cốt cách và thân phận Nho sĩ vào mở đầu triều Nguyễn Cao Bá Quát và Nguyễn CôngTrứ - Hai cốt cách và thân phậnNho sĩ vào mở đầu triều Nguyễn Khác với Cao, Nguyễn không có một sự nghiệp thơ chữ Hán với chỉ 1 bài được lưulại(5). Tất cả, gồm vài chục bài thơ Nôm Đường luật, và trên 60 bài là hát nói, là ca trù. Vớithơ Nôm, thỉnh thoảng Nguyễn có giọng bất bình, bi phẫn: Đéo mẹ, nhân tình - đã biết rồi.Nhạt như nước ốc, bạc như vôi. Tiền tài hai chữ son khuyên ngược. Nhân nghĩa đôi đườngnước chảy xuôi. Nghe như chọc giận tai làm điếc. Giận đã căm gan mỉm miệng cười...Nhưng đó chỉ là một tỷ lệ nhỏ, so với thơ nói về chí trai và khát vọng lập công danh. Cóchán đời, nhưng vẫn bám mà không bỏ đời. Bởi với chí lập thân dẻo dai ở tuổi tráng niên,và ngót 30 năm dấn thân, Nguyễn đã có cơ hội hành động, và dồn hết tâm, sinh lực vàohành động, trong khi Cao đã phải rời cuộc sống buồn chán, vô vị của mình ở tuổi 47. Mộtsự nghiệp văn chương, đó là điều không thể không có, đối với bất cứ ai là Kẻ Sỹ; nhưng vớiNguyễn Công Trứ, sự nghiệp đó lại đi theo một ngã rẽ khác với Cao Bá Quát, chủ yếuthuộc vào những năm cuối đời sau một hành trình ngót 30 năm hăm hở bỗng bất chợt nhậnra cái vô nghĩa, hư vô của một cuộc dấn thân. Vậy là còn lại được những gì cho Nguyễn,khi đã hết hoặc đã chán con đường công danh, “như bóng đèn, như mây nổi”? Một mẫuhình mới của nhà Nho - hành lạc, hưởng lạc đã xuất hiện qua chân dung Nguyễn Công Trứ,ứng với một thời rạn vỡ các quan niệm chính danh, chính thống của Nho giáo lấy tu thân, tềgia... làm căn bản. Con người với những lạc thú cá nhân đã xuất hiện, và tìm đến sự thể hiệnmình trong thơ, không phải thơ Đường luật Trung Hoa, mà là thơ Nôm dân tộc; và khôngchỉ là Nôm để ngâm mà còn là ca, là ca trù, là hát nói, như là một thú chơi, với rượu, vớithơ, với đàn sáo, với thanh và sắc, với ca kỹ, người hầu. Chơi cho lịch mới là chơi. Chơicho đài các, cho người biết tay.... Cái thú chơi từ thuở thiếu niên đã từng là niềm đam mêcủa Nguyễn, chơi nhưng vẫn không ngừng theo đuổi ráo riết mộng công hầu, lẽ tự nhiênđến tuổi già, ngoài 70 nó mới biểu lộ như một thăng hoa, trong cái cảnh: Gót tiên chơi đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưỡng. Cả trong sự hoan lạc thật là dẻo dai, nồng nàn ở tuổi 73 trong chốn buồng the: Kìa những người mái tuyết đã phau phau, Run rẩy kẻ tơ đào còn mảnh mảnh. Trong trướng gấm ngọn đèn hoa nhấp nhánh, Nhất toạ lê hoa áp hải đường... Tân nhân lục vấn lang niên kỷ, Ngũ thập niên tiền nhị thập tam. (Vợ hỏi chồng (năm nay) bao nhiêu tuổi, - Năm mươi năm trước đây ta hai mươi ba) nó làm rạng rỡ một chân dung Nguyễn, như một biểu trưng cực kỳ đột xuất và độcđáo cho một thái độ sống, rồi sẽ làm nên một khuynh hướng tư tưởng và nghệ thuật trongvăn chương dân tộc, vốn đã hình thành từ cuối thế kỷ trước với Phạm Thái, và nối về sauvới Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, rồi tiếp đó Tản Đà - người mở đường cho văn học hiệnđại. Ở tuổi 70 vẫn còn có thời gian gần 10 năm cho Nguyễn làm một cuộc đổi mới mìnhthật là ngoạn mục, ở tư cách con người hành lạc, con người hưởng thụ, thay cho con ngườidấn thân vì một vương triều mà ông rất mơ hồ trong đánh giá vai trò đại diện của nó: Cuộchành lạc bao nhiêu là lãi đấy - Nếu không chơi thiệt ấy ai bù; Nhân sinh bất hành lạc -Thiên tuế diệc vi thương (Đời người không hành lạc - Sống hàng ngàn năm cũng như chếtnon); Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy - Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười - Thôi côngđâu chuốc lấy sự đời - Tiêu khiển một vài chung lếu láo... Bộ phận thơ viết về con người hành lạc và các thú chơi này ở Nguyễn Công Trứ tôinghĩ số lớn là được viết vào phần cuối đời. Đoán vậy bởi thơ văn Nguyễn không để lại nămtháng viết. Đương nhiên là thời hàn vi và làm quan cũng không thiếu, đối với một ngườiham chơi như Nguyễn. Nhưng hẳn phải vào cuối đời, khi đã chấm hết mọi phận sự và côngdanh, khi đã ngấm mọi vinh nhục “khóc lộn cười”, trong cõi “trần ai”, Nguyễn mới có dịptổng kết để đến với một triết lý mang ý vị thế giới quan và nhân sinh quan nghiêm chỉnh:Đời rút lại chỉ là một cuộc chơi lớn; một cuộc chơi trong cõi nhân sinh “ba vạn sáu nghìnngày”, như một “miếng da lừa” bị co kéo giữa hai phía của bậc thầy chủ nghĩa hiện thựcphương Tây Balzac - người cùng thời với Nguyễn, khiến con người chớ dại mà “tiêunhăng” (Nhân sinh ba vạn sáu nghìn ngày - Vạn sáu tiêu nhăng hết cả rồi), con người phảikhôn ngoan mở “rộng đất chơi” (Nhắn con Tạo hóa xoay thời lại - Để khách tang bồngrộng đất chơi)... Triết lý ấy ứng vào cái thời ấy, cái thời đất nước đang âm thầm tích tụ chomột cuộc thay đổi, khi cái cũ đã không còn lý do để tồn tại, và cái mới chỉ vừa hé lộ trongcác nền móng vật chất và tinh thần của xã hội. ...

Tài liệu được xem nhiều: