Danh mục

Tài liệu: Cuvier (1769-1832) - Người khai sinh ngành cổ sinh vật học

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.10 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuvier phát hiện rằng, ở những lớp địa tầng rất sâu, những mảnh động vật tồn dư như kỳ nhông khổng lồ, rắn bay (mà ông đặt tên là pterodactyl), voi tuyệt chủng đều khác biệt rất nhiều so với các động vật hiện thời
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Cuvier (1769-1832) - Người khai sinh ngành cổ sinh vật học Cuvier (1769-1832) - Người khai sinh ngành cổ sinh vật học Cuvier phát hiện rằng, ở những lớp địa tầng rất sâu, những mảnh độngvật tồn dư như kỳ nhông khổng lồ, rắn bay (mà ông đặt tên là pterodactyl),voi tuyệt chủng đều khác biệt rất nhiều so với các động vật hiện thờiHẳn nhà tự nhiên học người Pháp Buffon (1707-1788) không thể ngờ rằng hơn bamươi năm sau khi những tập sách đầu tiên của bộ Bách khoa ‘Lịch sử tự nhiên’ củaông ra đời, những hình vẽ tuyệt đẹp cũng như các đoạn mô tả động vật lại tác độngmạnh mẽ đến một cậu bé mới 15 tuổi tới mức làm cậu say mê và quyết chí tìm hiểuvề động vật học. Hàng ngày cậu bé lần giở từng trang sách ngắm nghía những conhươu cao cổ, những đàn ngựa đang sả bờm tung vó tưởng chừng như chúng đangsống động trước mặt. Cậu bé đó là Cuvier.Cuvier sinh ngày 23/8/1769 tại Montbéleard, một thành phố miền Đông nướcPháp, chỉ cách biên giới phía Tây Nam của Thụy Sỹ chừng hai mươi cây số, tronggia đình một binh sỹ thời vua Louis XIV. Tên khai sinh đầy đủ của cậu thật dài:Léopold Chrétien Frédéric Dagobert, nhưng bà mẹ còn yêu cầu đặt thêm ở đầudòng chữ dài đó một chữ thân mật Georges, vì thế sau này, danh xưng đi vào lịchsử khoa học là Georges Cuvier. Cậu bé học tập ở nhà với một gia sư kèm cặp. Bà mẹluôn hối thúc cậu học tập nên lúc bốn tuổi, cậu bé Cuvier đã biết đọc rành rọt vànhững dòng chữ cái đầu tiên cậu tập đọc là trong tập sách của Buffon. Lúc mười batuổi, cậu bé Cuvier đã đọc đi đọc lại đến mức thuộc lòng nhiều trang sách mô tảnhững thú vật, chim muông. Rồi cậu bé cùng những bạn nhỏ đồng trang lứa thànhlập ‘Nhóm sưu tập thiên nhiên’ đi về các vùng ngoại vi đồng quê để thu nhặt cácmẫu động vật, cây cỏ. Năm mười lăm tuổi, Georges được gia đình gửi đến học tạiViện Hàn lâm Caroline (Karlsschule), ở Stuttgart với những bảo tàng cổ xưa và mộtviện trường danh tiếng.Sau 4 năm miệt mài học phẫu tích các động vật và tìm hiểu giải phẫu học, chàngthanh niên Georges 19 tuổi rời nước Đức, trở lại vùng Normandie, đến thành phốcảng Fécamp, ở miền Bắc nước Pháp, bên bờ biển Manche. Tại đây giữa tháng7/1789, đúng vào lúc nhân dân lao động thủ đô Paris sôi sục trong bầu không khírực lửa đấu tranh, phá vỡ nhà ngục Bastill, lật đổ vương quyền thì Georges làm giasư dạy dỗ đứa con trai duy nhất của gia đình bá tước Héricy. Chàng vui mừng khiđược phép nghiên cứu các loài động vật biển thân mềm và không xương sống.Chiều tối và suốt đêm khuya, Georges mải mê phẫu tích, quan sát rồi ghi chépnhững hình thái của nhiều dạng động vật biển. Anh cũng tham gia câu lạc bộ Khoahọc Biển của thành phố. Một lần, sau buổi báo cáo, Georges có dịp làm quen vớiA.H.Tessier, một bác sỹ trong quân đội, đồng thời là một nhà nghiên cứu nông học.Ông thầy thuốc rất ngạc nhiên về khả năng quan sát tinh tường cũng như trình độhiểu biết của chàng thanh niên trẻ tuổi. Sau nhiều lần đọc các bản ghi chép củaGeorges, ông hứa sẽ giúp gửi những nhận xét khoa học đó tới những người bạn ởViện Bảo tàng Khoa học Tự nhiên tại Paris. Một buổi sáng, Georges vừa ngạc nhiênvừa vui mừng khi nhận được một bức thư gửi từ Paris có ký tên Geoffroy SaintHilaire. Anh vội vã tìm ông bác sỹ để đưa bức thư.- Geoffroy là bạn tôi, hiện nay là giáo sư của Viện Bảo tàng lich sử Tự nhiên ở Paris,chuyên nghiên cứu giải phẫu học so sánh và động vật học.-Ông thầy thuốc vui vẻcho biết.- Trong thư, vị giáo sư có ý mời tôi đến làm việc ở đó - Georges ngập ngừng hỏithêm - Tôi muốn xin ý kiến của ông.- Đây là một dịp may để anh có điều kiện học hỏi và phát triển thêm. Tôi nghĩ làanh nên nhận lời.Georges vội vã lên đường đi Paris và đây là chặng đường quyết định cho sự nghiệpkhoa học của chàng trai hai mươi sáu tuổi. Nhờ sự giúp đỡ của GS. Saint Hilaire,Georges được nhận làm trợ lý ở viện bảo tàng. Từ đây bắt đầu sự cộng tác mậtthiết giữa hai nhà khoa học trẻ tuổi và ít lâu sau đã ra đời một công trình nghiêncứu về phân loại động vật có vú mang tên hai tác giả Saint Hilaire và Cuvier. Tuynhiên, ngay từ lúc này đã nảy sinh sự khác biệt trong quan điểm của hai người vềđộng vật học: theo Cuvier, các chức năng và tập quán của một động vật quyết địnhhình thái giải phẫu của nó, còn Geoffroy lại có quan điểm trái ngược nghĩa là cấutrúc giải phẫu có trước và bắt buộc một kiểu sống riêng biệt của động vật. Vớicương vị mới kèm nhiều điều kiện thuận lợi của viện bảo tàng, Cuvier miệt mài họctập nghiên cứu. Ngay năm sau, ông được bổ nhiệm chức vụ giảng viên trường Sưphạm Panthéon.Năm 1797 Cuvier được giới khoa học đặc biệt chú ý khi ông tự xuất bản tập sách‘Bảng sơ yếu về lịch sử tự nhiên các loài động vật’. Ông đã từ chối tham gia đoànkhoa học đi khảo sát ở Ai Cập (1798-1801), chỉ có Saint Hilaire lên đường. Nămsau, khi vừa tròn ba mươi tuổi, Cuvier được bổ nhiệm chứ vị giáo sư ở Collège deFrance thay thế Daubenton(2), trợ lý cũ của Buffon. Với tập công trình nghiên cứu‘ ...

Tài liệu được xem nhiều: