Danh mục

Tài liệu: Đằng sau những ước lệ ngôn từ của 'Thiên đô chiếu'

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.40 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chắc chắn rằng sau khi đã được tôn lập, một trong những việc cần làm ngay được nhà vua xác định và nhanh chóng thực hiện, là việc dời đô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Đằng sau những ước lệ ngôn từ của Thiên đô chiếu Đằng sau những ước lệngôn từ của Thiên đô chiếu Chắc chắn rằng sau khi đã được tôn lập, một trong những việc cần làm ngay đượcnhà vua xác định và nhanh chóng thực hiện, là việc dời đô. Như đã nói ở trên, ngàikhẳng quyết tường minh rằng, việc dời đô cùng một lúc có quan hệ mật thiết và trực tiếpđến an ninh cá nhân, dòng dõi hoàng tộc, nhu cầu an cư lạc nghiệp của cư dân nơi đế đô,điều kiện nắm quyền trị nước và lớn nhất, xa nhất là vận mệnh vương triều - vận mệnhquốc gia. Nhà vua không hề giấu giếm, ngược lại, thẳng thắn bộc bạch nỗi niềm canhcánh ấy. Nội dung chủ yếu của bản “chiếu” này chính là một sự giãi bày cùng những lýlẽ thuyết phục quần thần về quyết định quan trọng đó. Việc dời đô diễn ra tuy không quá vội vàng, mà được trù hoạch cẩn thận, nhưngcũng có thể nói là khẩn trương, gấp gáp. Nửa sau của lời “chiếu”, như đã biết, ít nhiều làm dấy lên những sự phân vân,những lời “phản biện”, nhất là đối với độc giả thời nay. Nhưng trước khi thể hiện “lậptrường”, hãy tĩnh trí quan chiêm đôi dòng lịch sử. Cũng nên dừng lại bàn đôi lời về cách nhìn nhận, đánh giá đối với các “yếu nhânnhập cư” trong cả một thời gian khá lâu dài trong lịch sử, để hiểu hơn cách thế ứng xửtừng được tỏ ra ở các tác giả, tác phẩm của “người Nam” về sau, trong đó có Lý TháiTổ. Giữa các nhân vật từng là quan lại người Trung Quốc đô hộ ở nước ta, có một sốtên tuổi để lại những dấu ấn đậm nét. Không mấy ai chỉ để lại “tiếng thơm”, nhưng sẽlà không công bằng nếu nhìn nhận nhất loạt những người này chỉ đơn giản là thuộc vào“bè lũ xâm lược và đô hộ tàn bạo, khát máu”, chỉ là những kẻ thù “không đội trờichung”. Cao Biền là một người cần được xét đoán nhiều chiều như thế. Cả chính sử lẫndã sử đều có không ít những truyện tích c ùng rất nhiều những ý kiến đánh giá, b ìnhnghị trái chiều. Do chỗ hành trạng, năng lực, quan hệ và tính cách phức tạp, nhữngngười như Cao Biền hay Hoàng Phúc thuộc vào loại quan cao cấp để lại trong ký ứccủa người Việt những “kỷ niệm” đa nghĩa, thậm chí được huyền thoại hóa, truyềnthuyết hóa. Họ, trong cảm quan người Việt, là những “phức cảm lịch sử”. Dù sao mặclòng, không thể chối rằng các sử gia chính thống của các triều đại quân chủ Việt Nam,dù nuôi trong tâm khảm một lòng yêu nước sâu sắc, cũng từng viết về những ngườinày bằng không ít những lời lẽ trọng thị, thậm chí kính phục. Thái độ đó của các sử giaxưa, ở một mức độ đại diện khá tiêu biểu, cũng phản ánh thái độ của cộng đồng c ư dânViệt và các chính thể đại diện dân tộc đối với nền văn hóa, văn minh Trung Quốc, thểhiện thế ứng xử đa trị, đa chiều của người Việt đối với phức thể khổng lồ thườngxuyên có quan hệ phức tạp với quốc gia - dân tộc mình, với cộng đồng cư dânmình. Xét cho cùng, sự tiếp cận đa chiều ấy về những mối liên hệ giữa hai cộng đồng,hai thực thể quyền lực là một tất yếu lịch sử. Cao Biền, như chính sử Việt chép, sau hơn mười năm chinh phạt ở nhiều nơi,sang Giao Châu với chức quan Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ “giữ phủ xưng vương, đắp LaThành…”(5). Theo ghi nhận của các sử gia, trong thời gian trị nhậm nơi này, Biền làmđược nhiều việc mang lại ích lợi lớn cho cộng đồng Việt. Ngoài tài trị nước cầm quâncủa một nho tướng, nhờ vào những kiến thức “ngoài luồng” như tri thức về Đạo giáo vàphương kỹ, Biền cũng làm khá nhiều việc “khó hiểu”, có nhiều hành xử “không giốngai” nhưng xét về kết quả là hữu ích. Ngô Sĩ Liên từng bình luận: “ Việc Cao Biền đàokênh sao mà kỳ dị thế? Đó là vì việc làm hợp lẽ, cho nên được trời giúp. Trời là lẽ phải.Đất có chỗ hiểm, chỗ bằng, đó là lẽ thường. Nếu hiểm mà không vượt được thì trời phảinhờ đến tay người làm gì?… Xem như lời của Biền nói “Nay khai đường biển để giúpsinh dân, nếu không theo lòng riêng thì có gì khó”. Lòng thành phát ra từ lời nói, thì lờinói ấy há chẳng là thuận ư?Lòng tin thành thực cảm thông đến cả vàng đá, huống nữalà trời?Việc gì trời đã giúp sức là thuận…”(6). Các bộ sử Trung Quốc, cả những bộ sửchép kỹ chuyện ông này, như Tân Đường thư - Cao Biền truyện đều không thấy nói việcCao Biền “xưng vương”, nhưng có điều chắc chắn là với một ông quan đa mưu túc trílắm kế nhiều mưu, văn võ toàn tài và tham vọng không hề nhỏ như Cao Biền, triều đìnhtrung ương của nhà Đường không thể mảy may “lơ là cảnh giác”. Không để viên quannày “mọc rễ” ở nơi biên viễn vốn thường trực một khả năng ly khai khỏi thiên triều, vàonăm 875 vua Đường gọi ông ta về Bắc, đổi làm Tây Xuyên Tiết độ sứ. Không thể nói rằng lịch đại sử gia của Việt Nam đã “hữu khuynh” hay vì lịch sửquan Nho giáo đã làm sai lạc cách nhìn ở họ. Công bằng và khách quan bao giờ cũng làdấu hiệu của một nền văn hóa ứng xử ở một cộng đồng đã phát triển tới độ trưởng thành. Vậy thì, với hình tích như thế, việc Cao Biền (dù trên thực tế có “tiếm hiệu” haykhông) được nhiều người Việt, cả đương thời lẫn về sau, gọi là Cao Vương, coi nơi ôngta trị nhậm là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: