Thông tin tài liệu:
Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản cung cấp cho học viên các hiểu biết, kỹ năng ở trình độ chuyên khoa định hướng và chẩn đoán, xử trí cấp cứu các tình huống bệnh thường gặp trong cấp cứu và một số thủ thuật cơ bản trong cấp cứu nội khoa và chấn thương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản - PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG KHÁM CHỮA BỆNH
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO CẤP CỨU CƠ BẢN
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO CẤP CỨU CƠ BẢN
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI - 2014
CHỦ BIÊN
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê
PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn
THAM GIA BIÊN SOẠN
TS. Đỗ Ngọc Sơn
TS. Đào Xuân Cơ
ThS. Nguyễn Trung Nguyên
ThS. Nguyễn Thành
THƯ KÝ
ThS. Nguyễn Thị Thanh Ngọc
ThS. Nguyễn Phương Mai
LỜI NÓI ĐẦU
Theo quy chế cấp cứu, Hồi sức và chống độc do Bộ Y tế ban hành kèm theo
quyết định 1/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 1 năm 2008, các bệnh viện tuyến tỉnh trở
lên sẽ thành lập khoa Cấp cứu, các bệnh viện sẽ có khoa cấp cứu. Do đó nhu cầu về đào
tạo các bác sĩ có kiến thức về cấp cứu là rất lớn và cấp bách, nhất là hiện nay phần lớn
các bác sĩ được tuyển vào các bệnh viện phần lớn là bác sĩ đa khoa, chưa được đào tạo
về chuyên khoa nhưng đã phải làm ngay các công việc về chuyên khoa.
Tài liệu này được biên soạn với mục đích cung cấp cho học viên các hiểu biết, kỹ
năng cơ bản, cần thiết nhất về chẩn đoán, xử trí cấp cứu các tình huống bệnh lý thường
gặp tại khoa cấp cứu.
Tóm lược nội dung
Tài liệu này cung cấp cho học viên các hiểu biết, kỹ năng ở trình độ chuyên khoa
định hướng và chẩn đoán, xử trí cấp cứu các tình huống bệnh thường gặp trong cấp cứu
và một số thủ thuật cơ bản trong cấp cứu nội khoa và chấn thương.
Phạm vi áp dụng tài liệu
Tài liệu này được sử dụng tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành trên cả nước. Cục
QLKCB được sự hỗ trợ của tổ chức JICA đã thành lập nhóm chuyên gia soạn thảo
chương trình và tài liệu đào tạo liên tục về Cấp cứu bao gồm các chuyên gia về Cấp cứu,
sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia Nhật bản từ tổ chức JICA.
Đây là tài liệu biên soạn lần đầu nên không tránh được thiếu sót. Bộ Y tế mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các thày cô giáo và học viên để
tài liệu học tập này được hoàn chỉnh hơn cho lần xuất bản sau.
TM. BAN BIÊN TẬP
Trưởng ban
PGS.TS. LƯƠNG NGỌC KHUÊ
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. LÝ THUYẾT
I. Cấp cứu nội khoa
1. Nhận định và kiểm soát ban đầu bệnh nhân cấp cứu 4
2. Các kỹ thuật kiểm soát đường thở 14
3. Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu suy hô hấp cấp 26
4. Xử trí cấp cứu sốc 34
5. Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản 39
6. Cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao 46
7. Chẩn đoán và xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên 55
II. Cấp cứu chấn thương
8. Cấp cứu chấn thương sọ não 53
9. Cấp cứu chấn thương cột sống 64
10. Cấp cứu chấn thương ngực 74
11. Cấp cứu chấn thương bụng 87
12. Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu sốc chấn thương ở người lớn 93
13. Xử trí cấp cứu chấn thương xương, phần mềm và chi thể đứt rời
III. Cấp cứu khác
14. Xử trí cấp cứu bệnh nhân bỏng 106
15. Nguyên tắc chẩn đoán, xử trí ngộ độc cấp 111
16. Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu 122
B. THỰC HÀNH
1. Kỹ thuật kiểm soát đường thở 136
2. Kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn 137
3. Kỹ thuật vận chuyển bệnh nhân 138
4. Kỹ thuật xử trí vết thương xuyên thấu 139
5. Kỹ thuật bất động xương gãy và cột sống 140
PHẦN I
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT
Bài 1
NHẬN ĐỊNH VÀ KIỂM SOÁT BAN ĐẦU
BỆNH NHÂN CẤP CỨU
MỤC TIÊU
Sau khi học xong học viên có khả năng:
1. Trình bày được các nguyên tắc chính khi tiếp cận và xử trí bệnh
nhân cấp cứu.
2. Trình bày được các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh các sai lầm.
3. Rèn luyện kỹ năng thăm khám và cấp cứu bệnh nhân theo 2 bước
(primary và secondary).
4. Rèn luyện tác phong khẩn trương và phản ứng theo trình tự.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về cấp cứu
- Cấp cứu thường được dùng để chỉ các tình trạng bệnh nội ...