Danh mục

Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương

Số trang: 67      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Nội dung tài liệu Xã hội học đại cương được tổ chức thành 5 chương, cung cấp cho người học những kiến thức về: Sự hình thành và phát triển của xã hội học; đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa xã hội học với các khoa học khác; phương pháp nghiên cứu xã hội học; các phạm trù và khái niệm của xã hội học; một số chuyên ngành của của xã hội học. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương Phụ lục 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA NGÔN NGỮ, VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT KHMER NAM BỘ BỘ MÔN VĂN HÓA HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƢƠNG GV biên soạn: Thạc sĩ KIỀU VĂN ĐẠT Trà Vinh, tháng 8 năm 2013 Lưu hành nội bộ Tài liệu giảng dạy môn ……………………………. 0 MỤC LỤC Nội dung Trang Chương 1: Sự hình thành và phát triển của Xã hội học 2 Chương 2: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa 11 Xã hội học với các khoa học khác Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Xã hội học 17 Chương 4: Các phạm trù và khái niệm của Xã hội học 23 Bài 1: Các phạm trù Xã hội học 23 Bài 2: Các khái niệm Xã hội học có liên quan 30 Chương 5: Một số chuyên ngành của của Xã hội học 48 Bài 1: Dư luận xã hội và truyền thông đại chúng 48 Bài 2: Xã hội đô thị 53 Bài 3: Xã hội học nông thôn 56 Bài 4: Xã hội học gia đình 60 1 Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương Biên soạn: Kiều Văn Đạt Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC  Mục tiêu học tập: Sau khi học xong chương này, người học có thể: - Nắm vững những tiền đề cho sự ra đời của Xã hội học, những đóng góp của các nhà Xã hội học đầu tiên. - Trên cơ sở đó, có thể vận dụng lý giải sự cần thiết của việc học tập và nghiên cứu về Xã hội học. - I. SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC Về mặt thuật ngữ, “Sociology” (xã hội học) là một từ ghép bởi hai chữ có gốc nghĩa khác nhau, chữ Latinh: Societas (xã hội) và chữ Hy Lạp: Logos (học thuyết). Như vậy, Xã hội học có nghĩa là học thuyết nghiên cứu về xã hội. Về mặt lịch sử: Auguste Comte được xem là cha đẻ của Xã hội học, khi ông là người có công đưa ra thuật ngữ khoa học này vào năm 1839. II. NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌC Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc. Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm đã ra đời ở các nước Tây Âu thế kỉ XIX. Để giải thích được vấn đề này cần phải trở lại với những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị - tư tưởng… ở Tây Âu thế kỉ XIX với tư cách là tìm hiểu những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của ngành Xã hội học trên thế giới. 1. Tiền đề kinh tế – xã hội Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX ở châu Âu xuất hiện cuộc cách mạng thương mại và công nghệ, làm lay chuyển tận gốc chế độ cũ tồn tại hàng trăm năm trước. Cụ thể là: Hệ thống kinh tế phong kiến đã bị sụp đổ trước sự bành trướng của các cuộc cách mạng, quan hệ sản xuất kiểu cũ bị thay thế dần bởi sự quản lý kinh tế theo kiểu tư bản. Từ đó, nhiều nhà máy, xí nghiệp ra đời đã thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động từ nông thôn ra đô thị. Ở các nước Anh, Pháp, Đức xuất hiện hoạt động sản xuất, buôn bán sản xuất theo quy mô công nghiệp đã đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, làm tăng khối lượng tổng sản phẩm gấp hàng trăm lần trước khi có chủ nghĩa tư bản. Sự biến đổi kinh tế dẫn đến sự biến đổi sâu sắc đời sống xã hội: nông dân đi làm thuê, của cải rơi vào tay của giai cấp tư sản, đô thị hoá phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh chóng, hình thành thị trường rộng lớn. Sự biến đổi kinh tế cũng làm cho hệ thống tổ chức xã hội phong kiến bị xáo trộn mạnh mẽ như: Quyền lực trong tôn giáo bị giảm xuống, cấu trúc gia đình biến đổi do cá nhân rời bỏ cộng đồng, gia đình đi làm thuê, văn hoá cũng biến đổi do lối 2 Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương Biên soạn: Kiều Văn Đạt sống kinh tế thực dụng… Tóm lại, sự xuất hiện của hệ thống tư bản đã phá vỡ trật tự xã hội cũ, làm xáo trộn đời sống xã hội của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu sau: - Về mặt thực tiễn: phải lặp lại trật tự xã hội một cách ổn định. - Về mặt nhận ...

Tài liệu được xem nhiều: