Thông tin tài liệu:
Mặc dù có rất nhiều các hiệp định và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nhưng không một văn kiện nào đề cập đến một định nghĩa về cụm từ này, có chăng thì cũng chỉ liệt kê ra các phạm trù của sở hữu trí tuệ một cách khái quát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu giảng dạy về Sở hữu trí tuệ - Bài 1
CURRICULUM ON INTELLECTUAL PROPERTY
Professor Michael Blakeney
Queen Mary Intellectual Property Research Institute
University of London
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Giáo sư Michael Blakeney
Viện nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Queen Mary
Đại học London
Provided and translated by
the EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co-operation Programme (ECAP II)
Tài liệu này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II)
dịch và cung cấp
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ cung cấp
Bài 1. Các khái niệm cơ bản về sở hữu trí tuệ
1. Sở hữu trí tuệ là gì?
Mặc dù có rất nhiều các hiệp định và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nhưng
không một văn kiện nào đề cập đến một định nghĩa về cụm từ này, có chăng thì cũng chỉ
liệt kê ra các phạm trù của sở hữu trí tuệ một cách khái quát. Công ước thành lập Tổ chức
Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được ký tại Stockholm vào ngày 14 tháng 7 năm 1967
Điều 2 (viii) quy định rằng sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền đối với :
‘(1) các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học;
(2) chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ biểu diễn, các bản ghi âm và chương
trình phát thanh, truyền hình;
(3) sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người;
(4) các phát minh khoa học;
(5) kiểu dáng công nghiệp;
(6) nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn thương mại và tên thương
mại;
(7) bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.’
Kể từ khi thông qua Công ước này, quyền sở hữu trí tuệ còn được mở rộng thêm,
bao gồm quyền đối với giống cây trồng, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật thương mại và
thông tin bí mật và thể hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Một danh mục đầy đủ hơn
về các quyền sở hữu trí tuệ được liệt kê trong Phần II của Hiệp định TRIPS với danh
nghĩa là các đối tượng của Hiệp định này, cụ thể là: quyền tác giả và quyền liên quan,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn và thông tin bí mật.
Sở hữu trí tuệ thường được chia làm hai nhánh, cụ thể là: sở hữu công nghiệp và
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Trong danh mục các quyền nêu tại
Điều 2(viii) của Công ước WIPO nêu trên, quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền
tác giả thuộc các mục (1) và (2). Các đối tượng còn lại thuộc nhóm quyền sở hữu công
nghiệp.
2. Các phạm trù của sở hữu trí tuệ
2.1. Quyền tác giả và quyền liên quan
Luật quyền tác giả quy định sự bảo hộ và khai thác hình thức thể hiện các ý
tưởng được thể hiện dưới dạng vật chất. Ban đầu, đối tượng của bảo hộ quyền tác giả
2
Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
là các ấn phẩm văn học hoặc nghệ thuật. Do sự phát triển của công nghệ sao chụp, sự
bảo hộ đã được mở rộng đến các bản vẽ kỹ thuật, bản đồ, tranh và cả các tác phẩm ba
chiều như các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc, các bức ảnh và các tác phẩm điện ảnh.
Gần đây, sự bảo hộ quyền tác giả còn được mở rộng tới chương trình máy tính và sưu
tập dữ liệu, những đối tượng được coi như là các tác phẩm văn học hoặc các bộ sưu
tập các tác phẩm văn học.
Chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả có quyền
ngăn cấm (loại trừ) người khác khai thác tác phẩm nếu không có sự cho phép. Những
hành vi đòi hỏi cần có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả thường là: sao chép
hoặc nhân bản tác phẩm; trình diễn tác phẩm nơi công cộng; làm bản ghi âm tác phẩm,
dựng thành tác phẩm điện ảnh; phát sóng tác phẩm thông qua sóng điện từ hoặc thông
qua mạng lưới cáp; và dịch hoặc phóng tác tác phẩm.
Ngoài những quyền nêu trên, Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học
và nghệ thuật còn thừa nhận một số «quyền nhân thân». Những quyền này gồm quyền
được đứng tên tác giả của tác phẩm và quyền chống lại mọi sự xuyên tạc, cắt xén hoặc
sự thay đổi bất kỳ khác, hoặc những hành động khác gây phương hại đến danh dự và
uy tín của tác giả. Các quyền nhân thân này thường gắn liền với tác giả, kể cả trong
trường hợp một số quyền kinh tế nêu trên đã được chuyển giao. Quyền nhân thân có
thể sẽ trở nên phù hợp khi bên nhận nhượng quyền kinh doanh tiến hành sửa đổi tài
liệu được bên nhượng quyền kinh doanh cung cấp.
Có ba loại quyền liên quan đến quyền tác giả. Đó là, quyền của nghệ sĩ biểu
diễn đối với chương trình biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, và quyền của
các tổ chức phát sóng đối với các chương trình phát thanh và truyền hình.
Trong trường hợp nhượng quyền kinh doanh, quyền tác giả bảo hộ các tài liệu
hướng dẫn hoạt động kinh doanh, tài liệu quảng cáo và một số tài liệu khác được bên
nhượng quyền cung cấp. Trong các hoạt động nhượng quyền, các vấn đề về quyền liên
quan có thể nảy sinh khi các bản nhạc được sử dụng trong cơ sở kinh doanh nhượng
quyền.
2.2. Nhãn hiệu
Giống như quyền tác giả, sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, hầu hết các nước
đều ban hành luật về đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh
nghiệp này với các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Ban đầu, nhãn hiệu
được bảo hộ đối với việc sử dụng liên quan đến hàng hóa, nhưng trong những năm gần
đây thì nhãn hiệu cũng được sử dụng đối với dịch vụ. Một số nước cũng quy định
đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể được sử d ...