Thông tin tài liệu:
An toàn là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà sản xuất xe hơi quan tâm nhấtkhi cho ra đời một sản phẩm. Đối với một chiếc xe hơi có hai yêu cầu về an toàn. Thứnhất là an toàn chủ động liên quan đến việc ngăn ngừa tai nạn xẩy ra và thứ hai là antoàn thụ động liên quan đến việc bảo vệ người và hành lý trên xe tại thời điểm va đập.Để bảo vệ người và hành lý trên xe khi va đập, điều quan trọng là phải giữ cho ca bin bị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hệ thống túi khí SRSHệ thống túi khí SRS (Phần I) 18/10/2008An toàn là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà sản xuất xe hơi quan tâm nhấtkhi cho ra đời một sản phẩm. Đối với một chiếc xe hơi có hai yêu cầu về an toàn. Thứnhất là an toàn chủ động liên quan đến việc ngăn ngừa tai nạn xẩy ra và thứ hai là antoàn thụ động liên quan đến việc bảo vệ người và hành lý trên xe tại thời điểm va đập.Để bảo vệ người và hành lý trên xe khi va đập, điều quan trọng là phải giữ cho ca bin bị hưhỏng ít nhất đồng thời phải giảm thiểu sự xuất hiện các va đập thứ cấp gây ra bởi sự dịchchuyển của người lái và hành lý trong ca bin. Để thực hiện được điều này người ta sử dụngkhung xe có cấu trúc hấp thụ được tác động của lực va đập, đai an toàn, túi khí SRS, ...Túi khí của ôtô được làm từ một loại màng nylông mỏng, bền và có khả năng co giãn để khiđược bơm phồng lên lúc xe có va chạm, nó trở thành một tấm đệm êm bảo vệ cho phần đầu vàcơ thể của hành khách trên xe. Có một số thuật ngữ được dùng cho hệ thống túi khí an toànnhư hệ thống hạn chế va đập (SIR) hay hệ thống túi khí bổ sung (SRS). Vào năm 1951, ôngJohn W. Hetrick, một thủy thủ sau khi về hưu đã phát minh ra hệ thống túi khí. Công nghệ túi khían toàn lúc đầu được sử dụng trên ôtô lấy từ hệ thống trên máy bay vào thập kỷ 40 của thế kỷ20. Ý tưởng của những chiếc túi khí lấy từ ruột của những quả bóng đá, sau đó bơm đầy khí nénvào bên trong. Hệ thống sơ khai này khá lớn được xem là tương đương với hệ thống túi khí hiệnđại ngày nay. Túi khí phía trước người láiNhững túi khí mang tính thương mại đầu tiên được bán ra thị trường vào những năm 1970. Vàothời kỳ này, người điều khiển xe không bị bắt buộc phải thắt dây an toàn và túi khí được coi làbộ phận thay thế cho dây an toàn. Vào năm 1971, hãng Ford đã giới thiệu một hệ thống túi khíthực nghiệm và sau đó trở thành hãng xe đầu tiên sử dụng rộng rãi hệ thống này trên các sảnphẩm của mình. Năm 1973 đến lượt General Motors cho ra đời hệ thống túi khí mới, hệ thống túikhí hai giai đoạn được lắp trên các dòng xe Chevrolet của hãng này. Lúc đó hệ thống này đượchiểu như là một hệ thống làm giảm nhẹ các va đập khi xảy ra va chạm. Có một điểm khác điểmquan trọng giữa hệ thống túi khí sơ khai và hệ thống túi khí ngày nay đó là cụm túi khí dành chohành khách phía trước được lắp ở đáy táplô để bảo vệ đầu gối thay vì được lắp trong khoang đểgăng tay để bảo vệ toàn bộ cơ thể.Hệ thống túi khí ban đầu này sau đó được được tăng cường và được thay thế bởi hệ thống túikhí SRS. Nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1980 trên dòng xe S-Class của hãngMercedes-Benz. Dây an toàn cũng được lắp vào để tạo lực kéo lúc tai nạn xảy ra và hỗ trợ tốiđa, giảm lực va đập cùng với túi khí. Năm 1987 hãng Porsche đã lần đầu tiên giới thiệu ra thịtrường dòng xe có lắp túi khí dành cho hành khách phía trước.Cụm túi khí chính được lắp dưới đệm vô lăng bao gồm túi khí bằng nylông, bộ thổi khí và đệmvô lăng. Trong trường hợp có va đập mạnh hay tai nạn xảy ra, cảm biến túi khí được kích hoạtdo sự giảm tốc đột ngột. Một dòng điện đi vào ngòi nổ nằm trong bộ thổi khí để kích nổ túi khí.Tia lửa lan nhanh ngay lập tức tới các hạt tạo khí và tạo ra một lượng lớn khí Nitơ. Khí này điqua bộ lọc và được làm mát trước khi sang túi khí. Sau đó vì khí giãn nở làm xé rách lớp ngoàicủa mặt vô lăng và túi khí tiếp tục bung ra để làm giảm va đập tác dụng vào đầu nguời lái. Túi khí bố trí trên vô lăng.Cụm túi khí dành cho hành khách phía trước cũng gồm túi khí, bộ tạo khí và cuộn dây cảm biến.Túi khí được bơm căng bởi khí có áp suất cao từ bộ tạo khí. Bộ thổi khí và túi được đặt trongmột vỏ và đặt ở trong bảng táp lô phía hành khách. Nếu cảm biến túi khí được bật lên do giảmtốc khi xe bị va đập từ phía trước, dòng điện đi vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và kích nổ. Đầuphóng bị đốt bởi ngòi nổ phóng qua đĩa chắn và đập vào piston động làm khởi động ngòi nổmồi. Tia lửa của ngòi nổ này lan nhanh tới bộ kích thích nổ và các hạt tạo khí. Khí được tạothành từ các hạt tạo khí bị đốt nở ra và đi vào túi khí qua các lỗ xả khí và làm cho túi khí bung ra.Túi khí đẩy cửa mở ra tiếp tục bung ra giúp giảm va đập tác dụng lên đầu, ngực hành kháchphía trước. Hoạt động của túi khí hành khách phía trước.Với hai loại túi khí trên vô lăng và túi khí hành khách phía trước sẽ không bảo vệ được hànhkhách khi có va chạm từ bên hông hoặc từ phía sau xe. Sau này, túi khí bên hông được lắp vàoxe để khắc phục vấn đề này. Chúng được lắp ở bên đặt trong hộp và bố trí ở phía ngoài củalưng ghế. Một vài loại túi khí còn được bố trí ở trên nóc xe, mặt cạnh ghế hoặc cạnh cửa xe. Ởcác trụ cửa xe gần bản lề cửa bố trí các cảm biến va chạm bên hông, chúng gửi tín hiệu đếncác bộ thổi khí vào các túi khí bên hông khi có va chạ ...