Danh mục

Tài liệu học tập Logistics và quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2

Số trang: 181      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.05 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (181 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu học tập "Logistics và quản trị chuỗi cung ứng" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Logistics và thuê ngoài dịch vụ logistics; đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị chuỗi cung ứng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Logistics và quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2 CHƯƠNG 6 LOGISTICS VÀ THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ LOGISTICS MỤC TIÊU Sau khi nghiên cứu chương này, sinh viên cần: - Hiểu được khái niệm, vai trò và phân loại dịch vụLogistics. - Phân tích được tầm quan trọng của dịch vụ Logisticstrong chuỗi cung ứng sản phẩm và thúc đẩy quá trình pháttriển kinh tế quốc gia. - Phân tích được giá trị thuê ngoài trong dịch vụ logisticsđối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Phân biệt và tính toán để có quyết định sử dụng laođộng hay thuê ngoài thông qua chi phí sản xuất kinh doanh. NỘI DUNG 6.1. Dịch vụ logistics 6.1.1. Sự phát triển của dịch vụ Logistics Thuật ngữ Logistics đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giớivà bắt nguồn từ lĩnh vực quân sự. Cùng với quá trình pháttriển, logistics được chuyên môn hóa và trở thành một lĩnh 229TLHT LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNGvực kinh doanh, một ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọngtrong hoạt động thương mại. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đưa ra kháiniệm về dịch vụ Logistics trên cơ sở phân loại các yếu tố cơbản của dịch vụ này. Dịch vụ Logistics theo quan niệm củaWTO gồm ba loại: (i) Dịch vụ Logistics chủ yếu (core Logistics service)là dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tảivà các dịch vụ hỗ trợ khác; (ii) Dịch vụ liên quan đến vận tải gồm có vận tải hànghóa (đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không,đường sắt, đường bộ và cho thuê phương tiện không cóngười vận hành) và các dịch vụ khác có liên quan đến dịchvụ Logistics như dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật,dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bánbuôn và bán lẻ; (iii) Dịch vụ Logistics thứ yếu (non-core Logisticsservice) gồm dịch vụ máy tính và liên quan đến máy tính, dịchvụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản lý. Có thể nói, quá trình phát triển của dịch vụ Logisticslà quá trình phát triển của những nhà cung cấp dịch vụLogistics, các thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics.Xuất phát ban đầu, đó là những “người giao nhận”(Forwarder/Freight Forwarder/Forwarding Agent), chínhxác hơn là người kinh doanh dịch vụ giao nhận. Cùng vớisự phát triển của dịch vụ giao nhận, vai trò của người giao230 Chương 6. Những yếu tố chính tác động...nhận cũng được mở rộng ra rất nhiều. Cho đến khi Logisticsđược hình thành và phát triển với tính chất ngày càng phứctạp thì dẫn đến sự ra đời của một loại hình công ty là “côngty Logistics” (Logistics companies). Những năm 90 của thếkỷ XX đã chứng kiến rất nhiều công ty vận tải giao nhậnvà khai thác cảng đổi tên gọi thành Công ty kinh doanhLogistics. Theo Luật Thương mại ngày 14/6/2005 quy định “Dịchvụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhântổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: Nhậnhàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói, baobì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác cóliên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng đểhưởng thù lao. Dịch vụ Logistics được phiên âm tiếng Việtlà Lô-gi-stíc”. Mặc dù khái niệm dịch vụ Logistics trong Luật Thươngmại nêu trên chưa hẳn đã nhận được sự nhất trí hoàn toàncủa giới học thuật về tính đầy đủ và mức độ khái quát,nhưng về cơ bản khái niệm đó đã phản ánh được nội dungcủa dịch vụ Logistics. Hơn nữa, đây là cơ sở pháp lý hết sứcquan trọng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh các dịch vụLogistics của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc vàcũng là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu vàhoạch định chính sách đối với từng dịch vụ trong hệ thốngdịch vụ Logistics. 231TLHT LOGISTICS VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 6.1.2. Đặc điểm của dịch vụ Logistics Dịch vụ Logistics là một quá trình của các hoạt độngliên tục, liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau,được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua cácbước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện,kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó, dịch vụ Logisticsxuyên suốt mọi giai đoạn trong hoạt động của doanh nghiệp,từ giai đoạn cung cấp nhân lực, thông tin, nguyên vật liệuđầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Dịch vụ Logistics là dạng hoạt động hỗ trợ doanhnghiệp. Logistics hỗ trợ cho toàn bộ quá trình hoạt độngcủa doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dâychuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêudùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nàocủa Logistics với nhau hay tất cả các yếu tố Logistics tùytheo yêu cầu của doanh nghiệp mình. Dịch vụ Logistics cònhỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý dichuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp vàbán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. Dịch vụ Logistics là sự phát triển cao, hoàn thiện củadịch vụ giao nhận và dịch vụ vận tải đa phương thức, dịchvụ vận tải và giao nhận gắn liền và nằm trong Logistics. Sựphát triển của Logistics trong giao nhận vận tải bắt nguồntừ sự thay đổi trong sản xuất. Nhiều thập kỷ qua, cơ cấucông nghiệp và thương mại thế giới trải qua những biếnđổi sâu sắc, nói chung người bán hàng hóa không nhất232 Chương 6. Những yếu tố chính tác động...thiết là người sản xuất và người mua cũng không nhất thiếtphải là người tiêu dùng cuối cùng. Quá trình hàng hóa đi từngười sản xuất đến người tiêu dùng có nhiều người trunggian lần lượt đóng vai trò người bán, người mua và là mộtbộ phận của quá trình lưu thông hàng hóa từ người sảnxuất đến người tiêu dùng. Tính chất phong phú của hànghóa và sự vận động phức tạp của chúng đòi hỏi sự quản lýchặt chẽ và đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với vậntải. Đồng thời, để tránh đọng vốn, các nhà sản xuất luôntìm cá ...

Tài liệu được xem nhiều: