Tài liệu học tập Luật Môi trường gồm có 7 chương với những nội dung chính như sau: Những vấn đề lý luận cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường và luật bảo vệ môi trường; pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học; pháp luật về đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược; pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, nước, rừng; giải quyết tranh chấp môi trường; thực thi các điều ước quốc tế về môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập Luật Môi trường Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MÔI TRƯỜNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm môi trường, vai trò của môi trường đối với cuộc sống 1.1. Định nghĩa Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.1 Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là các thành phần môi trường) sau đây: Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái... là các yếu tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người); khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử.... là các yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người). Các yếu tố tự nhiên được xem là yếu tố cơ bản duy trì sự sống của con người, còn các yếu tố vật chất nhân tạo có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động. Theo cách định nghĩa trên, con người trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên và dĩ nhiên mối quan hệ giữa con người với nhau tạo thành trung tâm đó chứ không phải mối quan hệ giữa các thành phần khác của môi trường. Theo cách hiểu khác2, môi trường được kết hợp bởi các nhân tố môi trường khác nhau như môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn 1 Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005. 2 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ (2008), Pháp luật về bảo vệ môi trường, tr1-2. 7 tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho chúng ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, môi trường còn được cấu thành bởi môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như: Đoàn, Đội. Các hương ước dòng tộc, làng xóm với những quy định thành văn hoặc chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành. Với các cơ quan hành chính các cấp thực hiện các quy định của luật pháp, nghị định, thông tư. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 8 1.2. Các ảnh hưởng mang tính phổ biến của môi trường Tính phổ biến toàn cầu của vấn đề môi trường thể hiện ở các khía cạnh sau3: - Ảnh hưởng của những tác hại do con người gây ra cho môi trường, không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực lân cận. - Việc tàn phá môi trường ảnh hưởng đến mọi xã hội bất chấp cơ cấu chính trị kinh tế ở đó như thế nào. Không có bất cứ quốc gia nào được loại trừ khỏi sự trả thù của thiên nhiên, dẫu đó là quốc gia giàu hay nghèo. - Sự xuất hiện các chế định pháp lý quốc tế liên quan đến môi trường thể hiện rõ tính chất toàn cầu của vấn đề môi trường nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ XX được đánh dấu bằng sự ra đời hàng loạt các tổ chức quốc tế và các điều ước quốc tế về môi trường. - Vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một trong các yếu tố của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Điều kiện về bảo vệ môi trường là một trong những diều khoản của các hợp đồng liên doanh, đầu tư nước ngoài ký kết thuộc nhiều quốc gia khác nhau. 1.3. Môi trường và sự phát triển bền vững4 Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia và là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của bộ 3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Môi trường, 2011, tr15-17 4 Xem thêm: - Võ Thị Mỹ Hương (2013), Hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường 2005 nhìn từ yêu cầu phát triển bền vững, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 9(241)/tháng 5/2013, tr.48-55 - Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn (Đồng chủ biên, 2011), Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và quản lý xã hội theo hướng bền vững ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội - Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên, 2006, Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân ...