Tài liệu hướng dẫn cho Giảng viên - Khóa tập huấn doanh nghiệp về Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn cho Giảng viên - Khóa tập huấn doanh nghiệp về Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn cho Giảng viên Khóa tập huấn doanh nghiệp về Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em Làm kinh doanh đồng thời đảm bảo tôn trọng quyền trẻ em là doanh nghiệp không có lao động trẻ em PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Tài liệu hướng dẫn cho Giảng viên Khóa tập huấn doanh nghiệp về Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em LÀM KINH DOANH ĐỒNG THỜI ĐẢM BẢO TÔN TRỌNG QUYỀN TRẺ EM LÀ DOANH NGHIỆP KHÔNG CÓ LAO ĐỘNG TRẺ EM Bản quyền © thuộc về Tổ chức Lao động Quốc tế, 2020 Xuất bản lần đầu tháng 7 năm 2020 Tái bản lần 2 (có sửa đổi) tháng 9 năm 2020 Ấn phẩm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được công nhận bản quyền theo Nghị định 2 của Công ước Quốc tế về Bản quyền. Tuy nhiên, một số nội dung có thể trích dẫn ngắn mà không cần xin phép, với điều kiện phải ghi rõ nguồn gốc trích dẫn. Đối với quyền tái bản hoặc dịch thuật, phải được đăng ký với ILO là đại diện của cả hai Tổ chức: Bộ phận Xuất bản của ILO (Quyền và Cho phép xuất bản), Văn phòng Lao động Quốc tế, theo địa chỉ CH-1211 Geneva 22, Thụy Sĩ, hoặc qua email: pubdroit@ilo.org. Tổ chức Lao động Quốc tế luôn khuyến khích việc đăng ký này. Thư viện, viện nghiên cứu, và những người sử dụng đã đăng ký với các tổ chức cấp quyền tái bản có thể sao chép thông tin theo giấy phép ban hành cho mục đích này. Truy cập vào trang web www.ifrro.org để biết thêm thông tin về các tổ chức cấp quyền sử dụng tại quốc gia mình. Tài liệu hướng dẫn cho Giảng viên Khóa tập huấn doanh nghiệp về Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ISBN: 9789220320570 (Print), 9789220320426 (Web PDF) Các quy định trên phù hợp với nguyên tắc ứng xử của Liên Hợp Quốc, và việc đưa ra các ấn phẩm không thể hiện quan điểm của ILO về tình trạng pháp lý của bất cứ quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ hoặc chính quyền hoặc vùng phân định biên giới nào. Việc trích dẫn một phần ấn phẩm của ILO trong các bài báo, nghiên cứu, hay tuyên bố đó là thuộc trách nhiệm của các tác giả. Việc phát hành các ấn phẩm có trích dẫn không đồng nghĩa với việc ILO chứng thực cho những quan điểm này. Ấn phẩm của ILO không phục vụ mục đích quảng cáo khi nhắc đến tên các công ty, sản phẩm và các quy trình. Tương tự, khi một công ty, sản phẩm hay quy trình không được nhắc đến trong báo cáo không có nghĩa là ILO không ủng hộ công ty, sản phẩm hay quy trình đó. Các ấn phẩm của ILO có thể được cung cấp thông qua các nhà sách hoặc các văn phòng ILO địa phương ở nhiều nước, hoặc lấy trực tiếp từ bộ phận Xuất bản của ILO, Văn phòng Lao động Quốc tế, địa chỉ CH-1211 Geneva 22, Thụy Sĩ. Danh mục hoặc danh sách của các ấn phẩm mới được phát miễn phí tại địa chỉ trên, hoặc thông qua email: pubvente@ilo.org Trang web của chúng tôi: www.ilo.org/publns In tại Việt Nam Lời nói đầu Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn và cam kết quốc tế về lao động, đặc biệt là các vấn đề về lao động trẻ em càng được các Doanh nghiệp chú trọng và thực hiện mạnh mẽ hơn. Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại Châu Á và thứ hai trên Thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1990. Việt Nam cũng là một trong những nước phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao Động Quốc tế số 182 (năm 1999) về Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và số 138 (năm 1973) về Độ tuổi tối thiểu.Việt Nam đã và đang cam kết thực hiện các biện pháp để giải quyết lao động trẻ em thông qua việc xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách và hỗ trợ thể chế để thực hiện. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thiết lập một khung pháp lý vững chắc để phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế và thực hiện một số chương trình và dự án để giảm thiểu lao động trẻ em tại các cấp trung ương và địa phương. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có vai trò là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ của VCCI là tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức và văn hóa kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa và ổn định, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội khác phù hợp với quy định của pháp luật. Văn phòng Giới sử dụng Lao động/Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (BEA/VCCI) với sự hỗ trợ của dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) xây dựng và hoàn thiện tài liệu: “Hướng dẫn Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em dành cho Doanh nghiệp”. Tài liệu được xây dựng dựa trên những hướng dẫn của Chương trình Quốc tế về Xóa bỏ Lao động Trẻ em (ILO - IPEC) và cập nhật phù hợp với thực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giảm thiểu lao động trẻ em Lao động trẻ em Phòng ngừa lao động trẻ em Bảo hộ trẻ em Quyền trẻ emGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Đạo đức lớp 4 - Bài 11: Quyền trẻ em (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 108 0 0 -
Quyết định số 1037/QĐ-UBND 2013
29 trang 46 0 0 -
Tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em và gợi ý chính sách
10 trang 35 0 0 -
Cẩm nang về các cam kết quốc tế liên quan tới lao động trẻ em (Tập 1)
36 trang 34 0 0 -
Quyền nuôi con của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
123 trang 31 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về Nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay
70 trang 29 0 0 -
Khoảng trống pháp lý về bảo đảm quyền của nhóm yếu thế và khuyến nghị cho Việt Nam: Phần 1
84 trang 27 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn thực hành phòng ngừa lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng thủy sản
76 trang 26 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
6 trang 26 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
9 trang 25 0 0