Tài liệu hướng dẫn khuyến nông theo định hướng thị trường phần 3
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 903.80 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo định nghĩa marketing thứ hai thì “marketing bao gồm xác định nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó để tạo ra lợi nhuận”. Định nghĩa này đặc biệt phù hợp với nông dân và các doanh nghiệp nông lâm nghiệp và nhấn mạnh: i. Marketing là quá trình theo định hướng khách hàng và vì lợi nhuận; ii. Marketing thành công phải dựa trên mối quan hệ lâu dài và lợi ích chung giữa người cung cấp và khách hàng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn khuyến nông theo định hướng thị trường phần 3 16 C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n Theo định nghĩa marketing thứ hai thì “marketing bao gồm xác định nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó để tạo ra lợi nhuận”. Định nghĩa này đặc biệt phù hợp với nông dân và các doanh nghiệp nông lâm nghiệp và nhấn mạnh: i. Marketing là quá trình theo định hướng khách hàng và vì lợi nhuận; ii. Marketing thành công phải dựa trên mối quan hệ lâu dài và lợi ích chung giữa người cung cấp và khách hàng. Marketing là gì? Là quá trình tìm kiếm nhu cầu của khách hàng và thoả mãn các nhu cầu đó để tạo lợi nhuận Vì vậy, marketing không phải chỉ là sản xuất ra một sản phẩm rồi cố gắng bán sản phẩm đó ra thị trường. Marketing là sản xuất cái gì có thể bán được với giá có lợi. Nói cách khác, nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bán như thế nào, bán ở đâu và khi nào. Để thành công, nông dân hay doanh nghiệp cần phân tích thị trường, tìm ra nhu cầu của các khách hàng khác nhau, phát triển các sản phẩm hay dịch vụ thỏa mãn các mong muốn này để tạo ra lợi nhuận, quảng cáo và bán các sản phẩm, dịch vụ đó theo cách phù hợp. 17 C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n Hình 2.1 Marketing là gì? 2.7 Chiến lược marketing (4P) Để có thu nhập cao từ hoạt động trang trại, nông dân cần phát triển các chiến lược marketing phù hợp. Họ phải chú ý tới bốn khía cạnh có mối quan hệ tuơng hỗ với nhau, đó là: Sản phẩm: Nông dân phải sản xuất cái gì? Họ nên sản xuất những sản phẩm có nhu cầu cao, giá cao và chi phí sản xuất tương đối thấp. Ngoài ra, họ phải đáp ứng yêu cầu của thị trường về giống, màu sắc, kích thước, độ sạch và hình thức đóng gói, v.v… Người mua thường có những sở thích rõ ràng về sản phẩm và sẵn sàng trả giá cao hơn cho người cung cấp đáp ứng các yêu cầu cụ thể của họ. Giá: Nông dân nên bán sản phẩm với mức giá nào? Nông dân ít có khả năng định giá sản phẩm của họ. Giá nông sản chủ yếu được quyết định bởi các điều kiện cung và cầu hiện hành. Tuy nhiên, vẫn có một số cách ảnh hưởng đến mức giá bán ra. Cách thứ nhất là xây dựng một chiến lược sản phẩm đáp ứng nhu cầu như trình bày ở phần trên. Một cách khác là thương lượng và cung ứng cho người mua theo nhóm. Xúc tiến bán hàng: Nông dân nên làm thế nào để xúc tiến bán hàng? Các hoạt động này làm tăng lượng hàng bán ra và có tác động tích cực tới mức giá. Cách làm đơn giản nhất là thông qua mối quan hệ và trao đổi thường xuyên với một số người mua. Các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và internet chưa phù hợp với điều kiện của nông dân trong khi chúng đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp. 18 C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n Địa điểm: Nông dân nên bán sản phẩm ở đâu? Khi quyết định bán ở đâu, nông dân nên xem xét những thuận lợi hay khó khăn có thể gặp phải khi bán hàng ở từng địa điểm và theo các kênh phân phối khác nhau. Mỗi địa điểm hay kênh phân phối luôn có lợi ích (ví dụ: giá bán cao hơn) đi kèm với chi phí (ví dụ: thời gian và vận chuyển) và các rủi ro (ví dụ: sản phẩm không được chấp nhận). Sản xuất và các lựa chọn về marketing bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố bên trong như nguồn lực, kiến thức và kỹ năng của nông dân là rất quan trọng. Các yếu tố bên ngoài như điều kiện khí hậu, sinh thái nông nghiệp địa phương, đặc điểm và cơ cấu của cầu, hiện trạng hạ tầng vận chuyển, mức độ cạnh tranh từ các khu vực cung cấp khác, các chính sách, quy định của nhà nước, v.v…cũng ảnh hưởng tới các phương án marketing của nông dân. Các yếu tố bên ngoài thường xuyên thay đổi khiến hoạt động marketing vô cùng phức tạp đối với nông dân. Cán bộ khuyến nông sẽ có nhiệm vụ giúp nông dân thích nghi với môi trường thay đổi này. 2.8 Các trung gian thị trường Đôi khi nông dân bán trực tiếp sản phẩm của họ tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, trường hợp này không phải là phổ biến. Thông thường, các sản phẩm phải qua nhiều người mới đến tay người tiêu dùng. Những người tham gia trực tiếp vào việc đưa sản phẩm từ nơi sản xuất (nông trại) đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng được gọi là các đại lý trung gian trên thị trường. Các trung gian thị trường là mắt xích không thể thiếu giữa nông dân và người tiêu dùng do: Người tiêu dùng thường ở xa khu vực sản xuất vì thế để đến được tay người tiêu dùng, sản phẩm phải được vận chuyển, đôi khiqua một quãng đường dài. Sản xuất nông nghiệp thường mang tính thời vụ trong khi nhu cầu tiêu dùng là thường xuyên và quanh năm. Vì vậy, các sản phẩm nông nghiệp thường được lưu kho trong một khoảng thời gian nhất định. Hầu hết các sản phẩm nông sản dưới dạng thô đều không được người tiêu dùng chấp nhận. Chúng cần được phân loại, làm sạch, chế biến theo các cách khác nhau và được cung ứng cho người tiêu dùng với số lượng phù hợp. Trung gian thị trường là gì? Thương nhân và nhà chế biến tham gia vào xử lý sản phẩm từ khi được người sản xuất bán ra cho đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng 19 C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n Có nhiều loại trung gian thị trường. Mỗi trung gian thực hiện một chức năng khác nhau trong hệ thống marketing. Dưới đây là bốn loại trung gian phổ biến trên thị trường Việt Nam: Người thu gom Đây là những thương nhân địa phương, có quy mô nhỏ, trực tiếp mua sản phẩm từ người sản xuất nhỏ, lẻ. Chức năng chính của họ là thu mua các sản ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn khuyến nông theo định hướng thị trường phần 3 16 C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n Theo định nghĩa marketing thứ hai thì “marketing bao gồm xác định nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó để tạo ra lợi nhuận”. Định nghĩa này đặc biệt phù hợp với nông dân và các doanh nghiệp nông lâm nghiệp và nhấn mạnh: i. Marketing là quá trình theo định hướng khách hàng và vì lợi nhuận; ii. Marketing thành công phải dựa trên mối quan hệ lâu dài và lợi ích chung giữa người cung cấp và khách hàng. Marketing là gì? Là quá trình tìm kiếm nhu cầu của khách hàng và thoả mãn các nhu cầu đó để tạo lợi nhuận Vì vậy, marketing không phải chỉ là sản xuất ra một sản phẩm rồi cố gắng bán sản phẩm đó ra thị trường. Marketing là sản xuất cái gì có thể bán được với giá có lợi. Nói cách khác, nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bán như thế nào, bán ở đâu và khi nào. Để thành công, nông dân hay doanh nghiệp cần phân tích thị trường, tìm ra nhu cầu của các khách hàng khác nhau, phát triển các sản phẩm hay dịch vụ thỏa mãn các mong muốn này để tạo ra lợi nhuận, quảng cáo và bán các sản phẩm, dịch vụ đó theo cách phù hợp. 17 C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n Hình 2.1 Marketing là gì? 2.7 Chiến lược marketing (4P) Để có thu nhập cao từ hoạt động trang trại, nông dân cần phát triển các chiến lược marketing phù hợp. Họ phải chú ý tới bốn khía cạnh có mối quan hệ tuơng hỗ với nhau, đó là: Sản phẩm: Nông dân phải sản xuất cái gì? Họ nên sản xuất những sản phẩm có nhu cầu cao, giá cao và chi phí sản xuất tương đối thấp. Ngoài ra, họ phải đáp ứng yêu cầu của thị trường về giống, màu sắc, kích thước, độ sạch và hình thức đóng gói, v.v… Người mua thường có những sở thích rõ ràng về sản phẩm và sẵn sàng trả giá cao hơn cho người cung cấp đáp ứng các yêu cầu cụ thể của họ. Giá: Nông dân nên bán sản phẩm với mức giá nào? Nông dân ít có khả năng định giá sản phẩm của họ. Giá nông sản chủ yếu được quyết định bởi các điều kiện cung và cầu hiện hành. Tuy nhiên, vẫn có một số cách ảnh hưởng đến mức giá bán ra. Cách thứ nhất là xây dựng một chiến lược sản phẩm đáp ứng nhu cầu như trình bày ở phần trên. Một cách khác là thương lượng và cung ứng cho người mua theo nhóm. Xúc tiến bán hàng: Nông dân nên làm thế nào để xúc tiến bán hàng? Các hoạt động này làm tăng lượng hàng bán ra và có tác động tích cực tới mức giá. Cách làm đơn giản nhất là thông qua mối quan hệ và trao đổi thường xuyên với một số người mua. Các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và internet chưa phù hợp với điều kiện của nông dân trong khi chúng đã trở nên quen thuộc đối với các doanh nghiệp. 18 C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n Địa điểm: Nông dân nên bán sản phẩm ở đâu? Khi quyết định bán ở đâu, nông dân nên xem xét những thuận lợi hay khó khăn có thể gặp phải khi bán hàng ở từng địa điểm và theo các kênh phân phối khác nhau. Mỗi địa điểm hay kênh phân phối luôn có lợi ích (ví dụ: giá bán cao hơn) đi kèm với chi phí (ví dụ: thời gian và vận chuyển) và các rủi ro (ví dụ: sản phẩm không được chấp nhận). Sản xuất và các lựa chọn về marketing bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố bên trong như nguồn lực, kiến thức và kỹ năng của nông dân là rất quan trọng. Các yếu tố bên ngoài như điều kiện khí hậu, sinh thái nông nghiệp địa phương, đặc điểm và cơ cấu của cầu, hiện trạng hạ tầng vận chuyển, mức độ cạnh tranh từ các khu vực cung cấp khác, các chính sách, quy định của nhà nước, v.v…cũng ảnh hưởng tới các phương án marketing của nông dân. Các yếu tố bên ngoài thường xuyên thay đổi khiến hoạt động marketing vô cùng phức tạp đối với nông dân. Cán bộ khuyến nông sẽ có nhiệm vụ giúp nông dân thích nghi với môi trường thay đổi này. 2.8 Các trung gian thị trường Đôi khi nông dân bán trực tiếp sản phẩm của họ tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, trường hợp này không phải là phổ biến. Thông thường, các sản phẩm phải qua nhiều người mới đến tay người tiêu dùng. Những người tham gia trực tiếp vào việc đưa sản phẩm từ nơi sản xuất (nông trại) đến người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng được gọi là các đại lý trung gian trên thị trường. Các trung gian thị trường là mắt xích không thể thiếu giữa nông dân và người tiêu dùng do: Người tiêu dùng thường ở xa khu vực sản xuất vì thế để đến được tay người tiêu dùng, sản phẩm phải được vận chuyển, đôi khiqua một quãng đường dài. Sản xuất nông nghiệp thường mang tính thời vụ trong khi nhu cầu tiêu dùng là thường xuyên và quanh năm. Vì vậy, các sản phẩm nông nghiệp thường được lưu kho trong một khoảng thời gian nhất định. Hầu hết các sản phẩm nông sản dưới dạng thô đều không được người tiêu dùng chấp nhận. Chúng cần được phân loại, làm sạch, chế biến theo các cách khác nhau và được cung ứng cho người tiêu dùng với số lượng phù hợp. Trung gian thị trường là gì? Thương nhân và nhà chế biến tham gia vào xử lý sản phẩm từ khi được người sản xuất bán ra cho đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng 19 C¸c kh¸i niÖm c¬ b¶n Có nhiều loại trung gian thị trường. Mỗi trung gian thực hiện một chức năng khác nhau trong hệ thống marketing. Dưới đây là bốn loại trung gian phổ biến trên thị trường Việt Nam: Người thu gom Đây là những thương nhân địa phương, có quy mô nhỏ, trực tiếp mua sản phẩm từ người sản xuất nhỏ, lẻ. Chức năng chính của họ là thu mua các sản ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình marketing tài liệu marketing hướng dẫn học marketing giáo trình đại học về marketing cách học marketingTài liệu liên quan:
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 299 0 0 -
3 trang 257 0 0
-
Câu hỏi tự luận ôn tập quản trị marketing
33 trang 192 0 0 -
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ, TÍN DỤNG
68 trang 177 0 0 -
CHƯƠNG II. CÂU CUNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
16 trang 128 0 0 -
18 trang 109 0 0
-
GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING - CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MARKETING
12 trang 101 0 0 -
Giáo trình môn học Nghiên cứu marketing
194 trang 98 0 0 -
Giáo trình Marketing thương mại - PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang
238 trang 78 0 0 -
Báo cáo: Chiến lược marketing của công ty Unilever
36 trang 56 0 0