Danh mục

Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật: Bài 5 - ThS. Lê Việt Tuấn

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 461.37 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài 5 "Hệ thống pháp luật" thuộc Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật giới thiệu đến các bạn những nội dung về khái niệm hệ thống pháp luật, hệ thống cấu trúc của pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật: Bài 5 - ThS. Lê Việt Tuấn Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn BÀI 5: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Mục đích: cung cấp kiến thức tổng quát về hệ thống pháp luật, giúp người học hình dung được cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài của hệ thống pháp luật. - Yêu cầu: người học cần nắm được các vấn đề sau + Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; + Mối quan hệ giữa hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. + Vấn đề về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. + Hệ thống hoá pháp luật. 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO (Tài liệu có tính chất bắt buộc đối với mọi người học) - Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Trường đại học Luật Hà Nội, NXB CAND. - Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Khoa Luật. (Tài liệu có tính chất mở rộng cho người học) - Hệ thống Pháp luật – Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật – NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 82 – 213. - Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật – Nguyễn Cửu Việt - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 năm 1998, trang 3. - Một số ý kiến về khái niệm “hệ thống pháp luật” và những tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật – Lê Minh Tâm - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1 năm 1991, trang 48. - Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật – Hoàng Thị Thị Ngân - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12 năm 2003, trang 14 - 17. - Hệ thống Pháp luật Việt Nam nhìn từ góc độ so sánh: Mấy vấn đề phương pháp luận – Nguyễn Như Phát - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 năm 2000, trang 52. WWW.LVTLAW.COM 1 Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn - Bàn về tính minh bạch của pháp luật và vấn đề dân chủ trong việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật – Bùi Sỹ Hiển - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp - số 11 năm 2002. - Những nội dung cơ bản của khái niệm hệ thống pháp luật nước ta và các nguyên tắc lập pháp – Đào Trí Úc - Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 10 năm 2001, trang 48. 3. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG 3.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định. Gồm: - Về cấu trúc bên trong: hệ thống pháp luật được hợp thành từ các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. - Về hình thức: hệ thống pháp luật được cấu thành từ các văn bản quy phạm pháp luật. 3.2. HỆ THỐNG CẤU TRÚC CỦA PHÁP LUẬT Hệ thống cấu trúc của pháp luật: là cơ cấu bên trong của pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân định thành các chế định pháp luật và ngành luật. - Quy phạm pháp luật: là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật. - Chế định pháp luật: là một nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại có mối liên hệ mật thiết với nhau. - Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Có hai căn cứ chủ yếu để phân định các ngành luật: - Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù. - Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù. Có 2 phương pháp điều chỉnh chủ yếu: WWW.LVTLAW.COM 2 Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn + Phương pháp bình đẳng thoả thuận: là cách thức tác động mà ở đó nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý. + Phương pháp quyền uy phục tùng: là cách thức tác động mà ở đó một bên trong quan hệ pháp luật có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội, các ngành luật sử dụng một phương pháp hoặc phối hợp cả hai phương pháp này. Ngoài ra, do tính đặc thù của từng ngành luật sẽ có thể sử dụng phương pháp điều chỉnh ri ...

Tài liệu được xem nhiều: