Danh mục

Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em: Phần 2

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 630.53 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em bao gồm các câu hỏi và gợi ý trả lời của môn học Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em. Tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Lý luận và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em: Phần 2 PHẦN II CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1 Phân tích để thấy rõ cơ sở tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học,sinh lý học của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em. Gợi ý: - Tâm lí học sẽ giúp các nhà giáo dục mầm non xác định được các đặcđiểm tâm lí của trẻ trước tuổi học. Tâm lí của trẻ chia làm nhiều thời kì, dựavào các đặc điểm đó để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy nói chotrẻ một cách phù hợp. Cho ví dụ. - Giáo dục học là cơ sở để xác định nội dung và phương pháp tốt nhấtđể dạy nói cho trẻ. Cho ví dụ. - Sinh lí học trang bị cho nhà giáo dục mầm non những kiến thức cơbản về những đặc điểm sinh lí liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ, nhờđó để tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc, hiệu quả. Cho ví dụ. - Kiến thức về ngôn ngữ học sẽ là những kiến thức cơ sở giúp cho cácnhà giáo dục hiểu đúng nhiệm vụ, nội dung, tìm ra các phương pháp, biệnpháp hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cho ví dụ. Câu 2 Phân tích vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ. Gợi ý: - Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữchính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ, là công cụ của tư duy. Thông qua ngônngữ lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểunhững đặc điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng... của chúng và trẻ học đượctừ ngữ tương ứng. Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã đượchình thành. Như vậy có thể khẳng định rằng ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểubiết về thế giới xung quanh. Cho ví dụ. - Sự phát triển của ngôn ngữ liên quan mật thiết với hoạt động trí tuệ.Ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng đượchoàn thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động trí tuệ. Cho ví dụ. 56 - Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức hữu hiệu so với các phương tiệnnhận thức khác. Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức thế giới xung quanhchính xác, rõ ràng, sâu và rộng. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ tích cực, sáng tạotrong hoạt động trí tuệ và sử dụng nggôn ngữ để nói ra những suy nghĩ,nhận thức của mình. Việc phát triển trí tuệ không thể tách rời với việc pháttriển ngôn ngữ. Cho ví dụ. Câu 3 Tại sao nói ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàndiện cho trẻ mẫu giáo? Cho ví dụ. Gợi ý: Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. - Đối với việc phát triển trí tuệ: + Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Choví dụ. + Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thaotác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động trítuệ. Cho ví dụ. + Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức hữu hiệu vì thông qua ngônngữ, trẻ nhận thức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng.Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ. Cho ví dụ. - Đối với việc giáo dục đạo đức: + Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp cho trẻ nhữngkhái niệm đạo đức và điều chỉnh những hành vi, việc làm của trẻ. Cho ví dụ. + Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩmchất đạo đức tốt đẹp ở trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần trang bị cho trẻ nhữnghiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ nhữngtình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống. Choví dụ. - Đối với việc giáo dục thẩm mĩ: + Ngôn ngữ góp phần phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp vàhiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệthuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. Cho 57ví dụ. + Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức được cái đẹp ở thếgiới xung quanh, qua đó bồi dưỡng cho tâm hồn, giáo dục tình cảm thẩm mĩcho trẻ. Cho ví dụ. + Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹptrong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống.Cho ví dụ. - Đối với việc giáo dục thể lực: Giáo viên dùng phương tiện ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốtnhững yêu cầu cần đạt trong việc giáo dục thể lực và chế độ dinh dưỡng chotrẻ, nhờ vậy trẻ sẽ được phát triển thể lực tốt. Cho ví dụ. Các trạng thái tinh thần cũng liên quan đến việc phát triển thể lực.Bằng phương tiện ngôn ngữ, giáo viên tạo ra ở trẻ những hứng thú, hưngphấn, sảng khoái về mặt tinh thần. Điều đó cũng góp phần phát triển thể lực. Liên hệ: Thông qua các hoạt động để phát triển lời nói cho trẻ, tíchcực trò chuyện, thực hành giao tiếp với trẻ, rèn luyện các thao tác tư duy chotrẻ trông qua ngôn ngữ: so sánh, đối chiếu… Câu 4 Phân tích những nhiệm vụ của bộ môn Lý ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: