Danh mục

Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học: Phần I - Đoàn Văn Bình

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 411.30 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập tài liệu này đề cập đến các vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, quy trình tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp cho các cán bộ khoa học của Viện có các thông tin cần thiết trong quá trình tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tập tài liệu được biên chế thành 3 phần, phần I này trình bày về phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học: Phần I - Đoàn Văn Bình Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học Giới thiệu Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học Để góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Khoa học năng lượng, chúng tôi đã tổ chức biên soạn tập Tài liệu hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học. Tập tài liệu này đề cập đến các vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, quy trình tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp cho các cán bộ khoa học của Viện có các thông tin cần thiết trong qúa trình tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Những nội dung cơ bản của tập tài liệu này được biên soạn dựa trên các tư liệu, bài viết của các nhà khoa học, các nhà quản lý khoa học và công nghệ dùng để bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện nay. Tập tài liệu được biên chế thành 3 phần: Phần I: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Phần II: Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ. Phần III: Quy trình tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Xin chân thành cảm ơn Trường Nghiệp vụ Quản lý – Bộ Khoa học và Công nghệ đã cung cấp tư liệu giúp chúng tôi biên tập cuốn tài liệu này. Do điều kiện kỹ thuật đường truyền qua mạng, chúng tôi chia nhỏ nội dung tài liệu thành 8 bài, sẽ được đăng tải trên blog theo thứ tự từ đầu đến hết tài liệu. Các bài đăng trên blog đều có chung tên gọi là: Tài liệu hướng dẫn công tác NCKH, bài 1 (2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) Mong nhận được ý kiến phản hồi từ các độc giả. Tác giả: Đoàn Văn Bình Viện Khoa học năng lượng Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học PHẦN I PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I.1 Các hình thức tổ chức nghiên cứu Khái niệm “tổ chức nghiên cứu” có nghĩa nhiều mặt: tổ chức công việc thực hiện đề tài của cá nhân; điều hoà, phối hợp các hoạt động nghiên cứu với các cộng tác viên; tiếp xúc, trao đổi với các chuyên gia hoặc đối tượng nghiên cứu; triển khai thực hiện hợp đồng với các đối tác; làm việc với các cơ quan quản lý đề tài hoặc cơ quan tài trợ. I.1.1 Đề tài Đề tài nghiên cứu là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, được đặc trưng bới một nhiệm vụ nghiên cứu và do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Đề tài định hướng chủ yếu vào việc trả lời những câu hỏi mang ý nghĩa học thuật là chủ yếu, nhằm làm hoàn thiện và làm phong phú thêm hệ thống tri thức khoa học, có thể chưa quan tâm nhiều đến ứng dụng thực tế. Viện Khoa học năng lượng Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học I.1.2 Dự án Dự án là một loại đề tài có mục đích ứng dụng cụ thể vầ kinh tế và xã hội; chịu sự ràng buộc của kỳ hạn và nguồn lực. Như vậy, nội dung nghiên cứu của dự án thường không định hướng nhiều vào ý nghĩa học thuật, mà chủ yếu nhằm giải quyết một nhu cầu cụ thể trong hoạt động thực tế. I.1.3 Chương trình Chương trình là một tập hợp các đề tài và/hoặc dự án, được tập hợp theo một mục đích xác định. Các đề tài và/hoặc dự án này có thể mang tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện các đề tài/dự án có thể không có sự đồi hỏi quá cứng nhắc về trình tự và hạn định thời gian, nhưng những nội dung đặt ra trong một chương trình thì đòi hỏi một cơ cấu đồng bộ, có sự hỗ trợ nhau giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn. I.2 Lựa chọn đề tài Có hai hướng quyết định một đề tài nghiên cứu. Thứ nhất: Đề tài do một cấp nào đó chỉ định xuất phát từ nhu cầu thực tế. Nhiệm vụ của một người nghiên cứu là phải chấp hành, trước hết tìm mọi luận cứ chứng minh tính cần thiết của nhiệm vụ nghiên cứu này. Thứ hai: Đề tài cũng có thể do bản thân tự chọn. Trong trường hợp được tự chọn đề tài, người nghiên cứu cần xem xét một số yếu tố, sắp xếp theo các cấp độ quan trọng sau: a) Đề tài có cấp thiết phải nghiên cứu hay không? Tính cấp thiết thể hiện ở mức độ ưu tiên giải đáp những nhu cầu lý luận và thực tiễn đã được xem xét. Nếu chưa cấp thiết thì dành kinh phí và quỹ thời gian cho những Viện Khoa học năng lượng Tài liệ hướng dẫn về công tác nghiên cứu khoa học hướng nghiên cứu cấp thiết hơn. Tính cấp thiết được giải trình cụ thể theo một số nội dung sau:  Tại sao phải làm đề tài này? Không có đề tài này có được không?  Địa phương khác, ngành khác, nước khác đã giải quyết vấn đề này như thế nào? b) Có đủ điều kiện đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài không? Điều kiện nghiên cứu bao gồm cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị; quỹ thời gian và năng lực, sở trường của những người tham gia. I.3 Phân loại phương pháp nghiên cứu Có thể phân loại theo chức năng nghiên cứu; phân lo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: