Danh mục

Tài liệu nghiên cứu Tâm lý học: Tâm lý học dạy học đại học

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (68 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của tài liệu này gồm có 3 chương: Chương 1 - Tâm lý học dạy học đại học, chương 2 - Người học ở đại học và đặc điểm tâm lý sinh viên và chương 3 - Người dạy ở đại học và giao tiếp sư phạm. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu nghiên cứu Tâm lý học: Tâm lý học dạy học đại họcĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC****************BỘ MÔN TÂM LÝ HỌCTÀI LIỆU NGHIÊN CỨUTÂM LÝ HỌC DẠY HỌC ĐẠI HỌCBIÊN SOẠN:TS. TRẦN VĂN TÍNH1CHƯƠNG 1: TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC ĐẠI HỌCTâm lý học sư phạm là một trong những ngành ứng dụng được phát triển sớm nhấtcủa khoa học tâm lý. Đối tượng của tâm lý học sư phạm là những quy luật tâm lý của việcdạy học và giáo dục đối với trẻ từ mẫu giáo đến học sinh và sinh viên. Cụ thể tâm lý họcsư phạm tìm cơ chế tâm lý của qúa trình học sinh lĩnh hội nền văn hoá vật chất, tinh thầncủa xã hội và biến nó thành vốn riêng của mình; tìm mối quan hệ giữa tri thức tiếp thuđược với sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao của học sinh, sinh viên; tìm cơ chếlĩnh hội của từng lứa tuổi khác nhau, tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển trítuệ và sự phát triển tâm lý. Việc nghiên cứu những vấn đề này thể hiện mối liên hệ chặtchẽ của ngành tâm lý học lứa tuổi và ngành tâm lý học sư phạm.Tâm lý học sư phạm xuất hiện từ bao giờ? Năm 1889, Đại hội đầu tiên của các nhàtâm lý học trên thế giới đã họp ở Pari, một trong những hướng ứng dụng đầu tiên củakhoa học tâm lý là việc vận dụng tri thức tâm lý học vào công tác giảng dạy và giáo dục ởnhà trường.Ví dụ như những kết quả thực nghiệm trong tâm lý học đại cương về quy luật tâmsinh lý của Weber, Faisner, quy luật nhớ của Ebingauz, nghiên cứu cảm giácvận động củaWeent... Nhưng việc ứng dụng trực tiếp từ kết quả nghiên cứucủa tâm lý học đại cương đãrất hạn chế và mâu thuẫn với kinh nghiệm của giáo viên. Ví dụ: Ebingauz nghiên cứu sựghi nhớ những từ vô nghĩa thì ít giúp ích cho giáo viên là những người cần biết quy luậtnhớ những tài liệu có ý nghĩacủa học sinh. Nhà giáo dục nổi tiếng người NgaK.D.Usinxki trong tác phẩm “con người là đối tượng của giáo dục” đã có cống hiến lớncho sự phát triển tư tưởng tâm lý sư phạm. Ông cho rằng muốn giáo dục con người thìtrước hết phải hiểu biết con người về tất cả mọi mặt, và đã kêu gọi tất cả các nhà giáodục: “Các bạn hãy nghiên cứu những quy luật của các hiện tượng tâm lý mà các bạnmuốn điều khiển và các bạn hãy hành động căn cứ trên những quy luật này và nhữnghoàn cảnh mà các bạn muốn vận dụng chúng vào đó”; Nhà tâm lý học người Mỹ W.James, trong tác phẩm “Nói chuyện với các giáo viên về tâm lý học” đã cho rằng: khi biếtđược những quy luật tâm sinh lý hay những hình thức và tốc độ phản ứng vận động thì2người giáo viên sẽ hiểu được đời sống tinh thần của trẻ và những quy luật lĩnh hội tài liệuhọc tập.Do đó, những hiện tượng tâm lý trẻ em và thanh niên diễn ra trong quá trình giảngdạy và giáo dục ở nhà trường cần phải được nghiên cứu riêng và trở thành đối tượng củangành tâm lý học sư phạm.Trong hội nghị tâm lý học sư phạm đầu tiên ở nước Nga được tổ chức vào đầu thếkỷ XX, các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng chỉ có thể gắn tâm lý học với thực tiễn sưphạm bằng cách nghiên cứu thực nghiệm trong chính quá trình dạy học và giáo dục. Dovậy, cần giải quyết đúng đắn vấn đề lý luận và phương pháp luận của tâm lý học sư phạmvà tâm lý học lứa tuổi mà trước hết là nhuồn gốc phát triển tâm lý có quan hệ với lý luậndạy học. Việc xác định các nguyên tắc, các con đường, các biện pháp dạy học và giáo dụcphụ thuộc vào quan niệm về nguồn gốc phát triển tâm lý trẻ.Các nhà tâm lý học Mácxít cho rằng yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề của sựphát triển tâm lý, giáo dục có vai trò chủ đạo và hoạt động cá nhân có tính chất quyết địnhtrực tiếp đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Trong những điều kiện giáo dục thuận lợi nhưnhau thì trẻ nào có được những ưu thế về bẩm sinh di truyền thì sẽ phát triển tốt hơn.Ngược lại những trẻ có yếu tố bẩm sinh di truyền tương đối ngang bằng nhau thì trẻ nàođược sống trong điều kiện giáo dục thuận lợi hơn sẽ phát triển tốt hơn. Sức mạnh của giáodục là khả năng tăng tốc sự phát triển theo định hướng xã hội đúng đắn, là phát hiện tiềmnăng tâm lý làm cho mỗi cá nhân có diều kiện bộc lộ tự do và phát triển tối ưu năng lựcvà nhân cách của mình.Từ những kiến giải trên, ta thấy rằng những lĩnh vực của tâm lý học sư phạm baotrùm hai khoa học: Tâm lý học và Giáo dục học.Những mục đích của Tâm lý học sư phạm: Tâm lý học sư phạm quan tâm trước hếtđến việc ứng dụng các tri thức khoa học về tư duy của con người và nhân cách của họ vàoquá trình sư phạm, bao gồm những vấn đề như: động cơ, định hướng, kiểm tra, đánh giá...Tâm lý học sư phạm cũng có mục đích tìm hiểu về người học và quá trình hướng dẫn, đàotạo họ, nhờ quá trình đó mà người học được định hướng phát triển và trưởng thành. Vìvậy, Tâm lý học sư phạm có nhiệm vụ chọn lọc, tổ chức, giải thích, kết hợp các sự kiện,tài liệu, kỹ thuật, nguyên tắc từ lâu đài đồ sộ của tâm lý học để ứng dụng thực tiễn vào3quá trình giáo dục. Như vậy, Tâm lý học sư phạm có mục đích cung cấp cho giáo viênnhững hiểu biết tâm lý học đúng đắn, khoa học về trẻ em và thanh thiếu niên; m ...

Tài liệu được xem nhiều: