Danh mục

Tài liệu: Nhân cách (Kỳ 5)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 207.54 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính cách: Là sự kết hợp đặc biệt của những đặc tính tâm lý cơ bản biểu hiện thái độ của con người với thực tại qua tác phong và hành vi. Trong tính cách có một hệ thống thống nhất các thái độ với thực tại và phương thức quen thuộc đã biểu hiện các thái độ ấy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Nhân cách (Kỳ 5) NHÂN CÁCH (Kỳ 5) 3. Tính cách: * Là sự kết hợp đặc biệt của những đặc tính tâm lý cơ bản biểu hiện thái độcủa con người với thực tại qua tác phong và hành vi. Trong tính cách có một hệthống thống nhất các thái độ với thực tại và phương thức quen thuộc đã biểu hiệncác thái độ ấy. * Liên quan: tính cách không tách rời 4 thành phần. - Tính cách quyết định sự hình thành năng lực. - Khí chất tô cho tính cách một đặc điểm riêng biệt, tính cách còn có tính xãhội được hình thành trong qúa trình sống. - Tính cách là sự thống nhất giữa các cá biệt. - Tính cách bao gồm nhiều nét và có liên quan mật thiết với nhau, mỗi nétchỉ có ý nghĩa đầy đủ khi nó kết hợp với nét khác. Ví dụ: ở người lớn: tính kiên trì + tự phê bình: tính cách tốt; ở trẻ em: tínhkiên trì + chưa biết tự phê tính cách xấu (đòi hỏi). * Phân loại: Những nét tính cách biểu hiện thái độ đối với xã hội, tập thể. + Tính tập thể đối lập với tính vị kỷ. + Tính nhân đạo đối lập với tính tàn bạo. + Tính cởi mở đối lập với tính trầm lặng. + Lòng yêu nước đối lập với vô trách nhiệm (tính trách nhiệm). Biểu hiện thái độ đối với lao động: + Tính siêng năng đối lập với tính lười biếng. + Tính cẩn thận đối lập với tính cẩu thả. + Tính sáng tạo đối lập với tính bảo thủ. + Tính tiết kiệm đối lập với tính lãng phí, bẩn thỉu . Các nét tính cách trên có liên quan với nhau, ví dụ tính siêng năng thườngkết hợp tính cẩn thận ... Theo thái độ đối với bản thân:+ Tính khiêm tốn đối lập với tính tự phụ.+ Tính tự phê bình đối lập với tính phóng túng.+ Tính tự trọng đối lập với tính bừa bãi.Theo những nét phẩm chất của ý trí.+ Làm việc có mục đích đối lập với tính tản mạn.+ Tính độc lập đối lập với dễ bị ám thị.+ Tính quả quyết đối lập với tính dao động.+ Tính kiên trì đối lập với bốc đồng (thích thì làm, chán thì bỏ).+ Tính tự kiềm chế đối lập với bùng nổ.+ Tính kỷ luật đối lập với tính càn quấy.+ Tính dũng cảm đối lập với tính nhút nhát.Tất cả những nét nêu trên có thể chia làm 2 nhóm: I. Biểu hiện xu hướng nhân cách gồm 3 cách chia trên. II. Biểu hiện phẩm chất ý trí gồm cách chia 4. Nói đến tính cách, người ta thường chia theo cách thứ 4. Tuy nhiên nhóm Ivà II vẫn liên quan vì tính cách mạnh nhưng có xu hướng sai thì không có giá trị,còn I tăng mà II yếu thì tiêu cực. 4. Năng lực: - Là những đặc điểm tâm lý biểu hiện những điều kiện của nhân cách cầnthiết để hoàn thành một loại hoạt động nào đó. Một người có nhiều loại năng lựckhác nhau. Sự hoàn thành một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi kết hợp nhiều năng lực. - Năng lực thường chia làm 2 loại: . Năng lực chung: là năng lực trong một phạm vi rộng: (quan sát sángtạo)... . Năng lực riêng: là năng lực trong một phạm vi hẹp: hoạt động đặc biệtgọi là năng khiếu (năng khiếu nhạc, toán...). - Năng lực có 2 nhân tố xã hội và bẩm sinh: . Nhân tố xã hội: Năng lực được hình thành và phát triển trong hoạt độngngày càng tinh vi vủa xã hội để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng. Năng lực mangtính chất xã hội và lịch sử: do sự phân công lao động và chuyên môn hoá lao động. . Nhân tố bẩm sinh: có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển năng lựcnhưng bẩm sinh chỉ là một trong những điều kiện để phát triển năng lực (yếu tốquyết định vẫn là xã hội). * Liên quan giữa năng lực với các thành phần nhân cách: + Sự phát triển năng lực phụ thuộc vào sự rèn luyện của cá nhân về kiếnthức, kỹ năng, kỹ xảo. Kiến thức là cái đã hiểu và ghi nhớ được. Kỹ năng là những kiến thức đã được vận dụng vào thực tế. Kỹ xảo là kỹ năng đã được củng cố vững chắc và trở nên tự động. Nếu có năng lực thì rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trở nên nhanh chóng. Năng lực là một đặc điểm tâm lý tương đối ổn định ở một cá nhân. Có khichưa có kỹ năng, kỹ xảo nhưng năng lực đã được biểu hiện. Liên quan năng lực và xu hướng. Thường có liên quan chặt chẽ (cá biệt tách rời) Xu hướng là điều kiện thúc đẩy năng lực nên xu hướng là dấu hiệu đanghình thành năng lực. Cần phân biệt xu hướng mạnh với xu hướng nhất thời. Xuhướng nhất thời thường chỉ để thoả mãn động cơ trong thời gian nào đó, sau đấysẽ bỏ cuộc giữa đường. 5. Cách thức nghiên cứu nhân cách. Nghiên cứu nhân cách rất phức tạp và khó, có nhiều phương pháp: 1. Nghiên cứu lịch sử phát triển của nhân cách từ bé đến hiện tại, hỏi trựctiếp và hỏi qua người thân: các thành phần của nhân cách. 2. Phương pháp thực nghiệm tự nhiên: tạo ra hoàn cảnh và theo dõi phảnứng của bệnh nhân. Phương pháp này theo dõi lâm sàng là quan trọng. ...

Tài liệu được xem nhiều: