Danh mục

Tài liệu: PR trong hoạt động Chính phủ - TS Trần Thị Thanh Thủy

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 103.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

PR (Public Relations) nghĩa là quan hệ công chúng, vốn là một thuật ngữ rất quen thuộc trong kinh doanh. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng đó không phải là lãnh địa riêng của khu vực kinh doanh và cũng là những gì các chính phủ nói chung và Chính phủ Việt nam nói riêng vẫn đang thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: PR trong hoạt động Chính phủ - TS Trần Thị Thanh Thủy BẠN ĐỌC VIẾT PR TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TS TRẦN THỊ THANH THỦY Học viện Hành chính PR là gì? PR (Public Relations) nghĩa là quan hệ công chúng, vốn là mộtthuật ngữ rất quen thuộc trong kinh doanh. Tuy nhiên, có thể khẳngđịnh rằng đó không phải là lãnh địa riêng của khu vực kinh doanh vàcũng là những gì các chính phủ nói chung và Chính phủ Việt nam nóiriêng vẫn đang thực hiện. Trên thế giới, PR đã có lịch sử lâu dài, được nhìn nhận như mộtlý thuyết, hệ giá trị chuyên ngành, một loại tổ chức chuyên nghiệp pháttriển, kiểu văn hóa chuyên ngành, một loại ngành nghề có tiêu chuẩnvà đạo đức riêng và một chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng trong xã hội.Ở Việt Nam, PR còn là một lĩnh vực mới tuy đang dần được nhìn nhậnnhư là một loại ngành, nghề, có các lý thuyết liên quan chứ không cònchỉ đơn thuần là các kĩ thuật đơn lẻ. Chính phủ ở mức độ nào đó, cũng có thể được xem như là mộtthương hiệu với qui mô, phạm vi và cách thức hoạt động đặc thù đểtạo ra các tác động, các hiệu ứng đặc biệt về mặt chính trị, kinh tế, vănhóa, môi trường trong xã hội mà không có bất cứ một doanh nghiệp nàocó thể so sánh. Trước thực tiễn suy giảm, xói mòn niềm tin đối vớichính phủ ở nhiều quốc gia hiện nay, PR cần được chính phủ quan tâmmột cách thích đáng nhằm giúp tạo dựng một hình ảnh tích cực vàniềm tin đối với chính phủ, tăng sự hỗ trợ, trước hết là từ chính côngchúng, rồi đến các đối tượng quan tâm khác; nhằm thu hút đầu tư vàquan trọng hơn là tạo áp lực cho những đổi mới trong chính nội bộchính phủ. Theo WorldBusiness Encyclopedia, PR là một hoạt động nhằmtăng cường khả năng truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổchức/cá nhân với một hay nhiều nhóm được gọi là công chúng. Có thể quan niệm về PR thông qua so sánh PR với các thuật ngữcó liên quan. Trên thực tế, cùng một kiểu hoạt động như nhau nhưng ởcác dạng tổ chức khác nhau, với mục tiêu khác nhau, chúng có tên gọivà gắn với bản chất khác nhau. Các khái niệm liên quan đến PR có thểđược chia thành hai nhóm, đó là: nhóm liên quan đến hoạt động kinhdoanh, có mục đích thương mại, bao gồm: quảng cáo, marketing, xúctiến thương mại và nhóm liên quan đến hoạt động hành chính và chínhtrị, bao gồm: dân vận, tuyên truyền, vận động. Các hoạt động trên đây và PR có các điểm chung là chỉ một dạnghoạt động; nhằm thiết lập và duy trì sự kết nối với công chúng của tổchức thông qua các hoạt động truyền thông; nhằm thu hút sự chú ý, quantâm; nhằm tác động và điều chỉnh nhận thức và hành động của côngchúng. Một vài sự khác biệt: một là, PR là một nỗ lực tổng hợp và hệthống, mang tính là một tiến trình hơn so với giao tiếp, quảng cáo. Hailà, chủ thể thực hiện PR là chính cơ quan, tổ chức đó. Ba là, PR hướngcông chúng tới tổng thể tổ chức thay vì một hoặc một vài sản phẩmhay dịch vụ riêng lẻ. Từ các lập luận trên, có thể quan niệm: PR là những nỗ lực giaotiếp có hệ thống, có kế hoạch của một cá nhân hay tổ chức nhằm tạodựng hình ảnh tích cực về tổ chức và thiết lập, duy trì, phát triểnnhững mối quan hệ có lợi với công chúng của nó. Như vậy, xét về bản chất, PR là một quá trình có những đặc điểmsau: Một là, PR gắn với thông tin, giao tiếp và quản lý. Tuy nhiên,không nên nhầm lẫn PR là giao tiếp. Giao tiếp là một phần của các tổchức, có thể diễn ra một cách ngẫu hứng, tự phát. Trong khi đó, PR làgiao tiếp mang tính chủ động, có mục đích rõ ràng, hệ thống và đượcquản lý. Hơn nữa, giao tiếp, kể cả giao tiếp công vụ cũng có thể diễnra kiểu độc thoại, một chiều, còn PR lại tập trung vào đối thoại. Bêncạnh đó, PR hướng tới mối quan hệ với bên ngoài trong khi các quanhệ nội bộ tổ chức chỉ giao tiếp chứ không bao giờ được gọi là PR.Ngoài ra, PR cũng không đơn thuần là thuyết phục vì thuyết phục chỉhướng tới vận động công chúng làm cái mà tổ chức muốn. Hai là, PR gắn với công chúng. Cần phân biệt giữa nhóm côngdân nào đó với công chúng. Sự khác biệt giữa hai đối tượng này là ởmức độ liên quan. Công chúng của chính phủ khác với khách hàng củadoanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp có thể lựa chọn lấy một nhóm riênglẻ khách hàng nào đó có tiềm năng nhất trong việc sử dụng dịch vụ vàhàng hóa của họ. Chính phủ, trái lại, không lựa chọn được công chúngcủa mình, ít ra là đối với công dân - nhóm chủ chốt trong công chúng.Công chúng của chính phủ bao gồm công dân và đối tác. Cụ thể là côngdân và tổ chức, doanh nghiệp, khách. Như vậy, so với các chủ thể PRkhác trong xã hội, công chúng của chính phủ có tính đặc thù là toàn bộcông dân trong xã hội. Điều này hết sức quan trọng vì cách thức PRcũng như nhất cử nhất động của chính phủ ảnh hưởng rộng lớn đếnđời sống nhân dân... Công chúng của chính phủ còn là các đối tác, các bên hữu quanảnh ...

Tài liệu được xem nhiều: