Danh mục

Tài liệu: Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết 'Mẫu Thượng ngàn'

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.04 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn(1) của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh xuất bản tháng 6 năm 2006 được ông phát triển từ truyện ngắn Làng nghèo (chưa xuất bản) mà ông viết từ năm 1959.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn Cuốn tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn(1) của nhà văn Nguyễn XuânKhánh xuất bản tháng 6 năm 2006 được ông phát triển từ truyện ngắn Làngnghèo (chưa xuất bản) mà ông viết từ năm 1959. Dù bối cảnh ở hai câuchuyện hoàn toàn khác nhau nhưng vấn đề trung tâm mà hai tác phẩm nàyđặt ra là nỗ lực tìm kiếm và dựng lại một không gian tinh thần mà từ đó, căncốt tinh thần của người Việt được định hình. Không gian tinh thần ấy, theonhà văn Nguyễn Xuân Khánh, là không gian văn hóa làng mà hạt nhânquan trọng nhất trong đó là tín ngưỡng dân gian. Bài viết này sẽ đặt khônggian của cuốn tiểu thuyết trong bối cảnh văn hóa dân gian Việt Nam ở nhiềuthời điểm để chỉ ra sự tác động của tín ngưỡng dân gian lên không giannghệ thuật của tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, qua đó, bước đầu nhìn nhậnquan điểm của nhà văn về tín ngưỡng dân gian của người Việt. 1. Tín ngưỡng dân gian với tư cách là một nội lực cố kết cộngđồng Bối cảnh chủ đạo mà Nguyễn Xuân Khánh tạo dựng trong tiểuthuyết Mẫu Thượng Ngàn là một ngôi làng Bắc Bộ ở vào giai đoạn đầu thếkỷ XX. Trong ngôi làng đó, có sự thống trị của một quan niệm chung, mộtniềm tin chung, một sức mạnh của thói tục, đến mức, các cá nhân đượcsắp đặt sao cho hợp, sao cho khớp với khuôn khổ của cộng đồng, đếnmức, cuộc đời của mỗi một người chính là một phần trải nghiệm của cộngđồng. Thờ cúng bách thần và tín ngưỡng vật linh Thần Cây: Trong ngôi làng Cổ Đình bé nhỏ, ngự trị một không giantâm linh thành kính bao trùm lên cả không gian vật chất. Làng Cổ Đìnhđược đánh dấu bằng một cây đa không phải chỉ vì độ cao mà còn vì tínhthiêng của nó. Một cây đa cổ thụ trứ danh, gốc to chục người ôm khôngxuể. Nó là niềm kiêu hãnh của Cổ Đình. Một cây đa vừa hùng vĩ, vừa đẹp,người trong vùng ai cũng biết. Người ta dùng nó làm điểm xác định vị trí. Vídụ: “Làng tôi là làng Già, cách làng Cổ Đình hai cây số về phía đông”(tr.220). Không khó tìm hình ảnh cây đa xum xuê rễ phủ và ban thờ có nậmrượu và vàng hoa ngũ sắc trong Mẫu Thượng Ngàn ở khắp chợ cùng quêvào thời điểm đầu thế kỉ XXI này. Thử điều tra một vài nơi, vào những ngàysóc, ngày vọng, ngay ở nội thành Hà Nội những tháng đầu năm Đinh Hợinày, chúng tôi vẫn thấy cảnh khói hương nghi ngút ở cây đa Nhà Bò (phốLò Đúc), ở cây đa gần góc phố Thợ Nhuộm và phố Lý Thường Kiệt,... Ngaycả ở nơi mà cây thiêng không còn và bàn thờ chính thức đã bị dỡ như ở địađiểm cạnh bức tường của Văn Miếu thì các tối ngày rằm và mùng một vẫnnhiều người đến lễ. Ở đây, có một người phụ nữ đứng tuổi vẫn thườngmang một cái bàn thờ nhỏ ra đặt để cho những người đến lễ có chỗ bày lễvật. Người đến lễ ở đây có đủ mọi lứa tuổi, có người còn mang cả con nhỏđến. Cảnh tượng này càng phổ biến ở các làng quê. Từ cây chiên đàn “cao hơn nghìn nhẫn, cành lá xum xuê, xòe tánrộng không biết mấy nghìn trượng” ở đất Bạch Hạc thời Kinh DươngVương (Truyện Mộc Tinh - Lĩnh Nam chích quái) đến tục thờ cây còn hiệnhữu ở nhiều nơi đầu thế kỷ XXI như vừa nói ở trên, có thể thấy rõ sự ứnghợp của những gì Nguyễn Xuân Khánh miêu tả về một ngôi làng ở đầu thếkỷ XX. Như vậy, những điều mà Nguyễn Xuân Khánh viết trong MẫuThượng Ngàn là những trải nghiệm cộng đồng chưa bao giờ đứt đoạn, nólen lỏi, âm ỉ trong lòng đời sống trong một bộ phận dân cư và được cả cộngđồng chấp nhận. Điều này thiết tưởng cũng không xa lạ với các nước khác,chẳng hạn ở châu Âu, nơi mà theo J.G. Frazer, tục thờ cúng thần cây là“một chuyện không có gì hợp lẽ tự nhiên hơn”(2) và tàn dư của nó vẫn tồntại ở châu Âu với tục lệ trồng và rước cây tháng Năm hàng năm(3). Tuymang nhiều nét khác biệt Đông-Tây song rõ ràng, đây là một vỉa mạch củađời sống tinh thần con người đang rất cần khám phá. Ngoài ra, trong Mẫu Thượng Ngàn, người kể chuyện còn lồng vàomột biến thể của truyền thuyết về tục thờ thần cây là motif “khúc gỗ trôisông”. Motif này được nhiều người biết đến qua truyền thuyết về Tứ Pháp ởBắc Ninh, ở truyền thuyết về Thiên Yana, nữ thần người Chăm đã đượcViệt hóa ở Khánh Hòa, truyền thuyết về chùa Bà Đanh ở Hà Nam... Đâyđược coi là một phái sinh của truyền thuyết thờ cây khi tín ngưỡng thờ câyđã bị cắt đứt cội rễ, chuyển hóa thành khúc gỗ, sau được vớt lên tạc thànhtượng. Khúc gỗ trôi sông, vì vậy, cũng được coi như là một mẫu gốc trongtruyền thuyết dân gian Việt Nam. Thần cẩu: Trong niềm tin tưởng chung của người dân Cổ Đình, còncó việc thờ một ông thần cẩu. Việc thờ chó đá, theo các nhà nghiên cứu làmột tục thờ xuất hiện muộn nhưng khá phổ biến ở các làng quê Bắc Bộ.Chó đá có thể chôn dưới đất hoặc đặt lên ngai thờ. Chó được thờ với mụcđích canh cửa để trừ tà hoặc giữ của, điều này phù hợp với quan niệm máuchó có thể trừ quỷ dữ. Trong Chuyện cũ Hà Nội, nhà văn Tô Hoài đã ghi lạiký ức về ...

Tài liệu được xem nhiều: