Danh mục

Tài liệu: Tại sao đêm tối

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.18 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi ngôi sao là một Mặt Trời, tại sao ban đêm lại tối ?Các quan trắc thiên văn chỉ nhằm miêu tả ba điều cơ bản: một là, vật thể ở đâu? hai là, vật thể sáng cỡ bao nhiêu? ba là, vật thể có màu gì?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Tại sao đêm tối Tại sao đêm tối Mỗi ngôi sao là một Mặt Trời, tại sao ban đêm lại tối ?Các quan trắcthiên văn chỉ nhằm miêu tả ba điều cơ bản: một là, vật thể ở đâu? hai là, vậtthể sáng cỡ bao nhiêu? ba là, vật thể có màu gì? Thật vậy, gần hết tri thức vềthiên văn học mà loài người đã nhọc nhằn thu lượm được suốt mấy ngànnăm văn minh là chỉ dựa trên cơ sở của ba quan sát đơn giản này Mỗi ngôi sao là một Mặt Trời, tại sao ban đêm lại tối ? Các quan trắc thiên văn chỉ nhằm miêu tả ba điều cơ bản: một là, vật thể ởđâu? hai là, vật thể sáng cỡ bao nhiêu? ba là, vật thể có màu gì? Thật vậy, gần hết trithức về thiên văn học mà loài người đã nhọc nhằn thu lượm được suốt mấy ngànnăm văn minh là chỉ dựa trên cơ sở của ba quan sát đơn giản này . Tôi xin đi thẳng vào vấn đề. Thiên văn hay Vũ trụ học thường bị xem như làmột chủ đề xa xôi, khó hiểu và thiếu tính thực tiễn. Và hình ảnh các nhà thiên vănnhư những anh chàng dở hơi tối ngày chăm chú nhìn lên trời mà quên bẵng nhữngviệc dưới đất cũng không làm cho bộ môn này hấp dẫn thêm bao nhiêu. Suốt nửathế kỷ trước, khi mà nền giáo dục và khoa học nước ta đi từ con số không đếnnhững phát triển vượt bậc, với số lượng cán bộ có năng lực chuyên môn đủ để locho việc học hành và đào tạo của bao thế hệ người dân. Từ trong những năm thángchiến tranh khốc liệt nhất, Viện Khoa Học Việt nam đã được hình thành (1968),điều này cho thấy đội ngũ các nhà khoa học Việt nam đã trưởng thành rất nhanh vàđầy hứa hẹn. Ngoài những đóng góp mang tính cơ bản trong công cuộc xây dựngvà phát triển đất nước, những nhà khoa học thuộc thế hệ tiên phong ở nước ta cònchăm lo việc giáo dục và cập nhật những phát triển khoa học cho quảng đại quầnchúng. Vậy mà với một số đáng kể của thành phần có giáo dục trong nước, thiênvăn học trong giai đoạn này vẫn còn bị nhầm lẫn với ngành khí tượng hay chuyệnchiêm tinh tướng số (!). Tháng 12 năm 1993, GS Trần Thanh Vân tổ chức chươngtrình hội thảo Vật lý Rencontres du Vietnam (Gặp gỡ Việt Nam) lần đầu tiên tại Hànội, có sự tham gia đông đảo của các nhà vật lý thiên văn quốc tế. Báo chí và nhữngngười yêu thiên văn trong nước bắt đầu lạc quan về một tương lai sáng sủa hơncủa một nền thiên văn học cho nước nhà. Năm 2000 đã đi qua khá lâu, và cho đếnthời điểm này, trong các chương trình học ở nước ta, bộ môn này vẫn chưa đượcdạy và học rộng rãi. Đây là một thiếu sót đáng tiếc. Sẽ còn lâu mới cải thiện đượctình cảnh này, và người viết bài này thật tâm cũng không có tham vọng là trongchốc lát sẽ thay đổi được cách nhìn về thiên văn/vũ trụ học đã có trong số đôngbạn đọc chúng ta. Những điều mà tôi muốn kể lại với bạn đọc dưới đây chỉ liên hệđến một số cá nhân, hay chính xác hơn là những ý tưởng của họ, đã góp phần thúcđẩy và dẫn đến những thay đổi mang tính quyết định trong đời sống cũng nhưtrong cách suy nghĩ của con người hay của số đông chúng ta ở thế giới ngày nay.Đây là những tên tuổi đã đi vào lịch sử mà ta thường gọi là thiên tài, những cá nhânsiêu việt. Nhưng đáng kể hơn là những gì họ đã để lại đến hôm nay và liên quanthiết thực đến bạn và tôi, ấy là những đóng góp hay những ý tưởng khoa học củahọ. Mà phải nói ngay là một số những ý tưởng chủ đạo của những nhà khoa họcnày thường là chẳng cao siêu hay cách biệt gì mấy, mà cũng không quá phức tạp.Nhiều khi chúng như là những điều hiển nhiên.Có một thực tại hiển nhiên trong thiên văn mà ít khi ta nói đến. Đó là trời thì cao,cho nên hầu như tất cả những gì con người có thể làm được là chỉ có ngước mắtnhìn mà thôi. Công việc nhìn này, còn gọi là quan trắc bởi vì phải vừa nhìn vừa ghichép tỉ mỉ, có khi cũng bị cản trở vì mây mù hay vì vật thể cần quan sát hơi mờ. Mọicố gắng, như làm kính thiên văn lớn rồi mang lên núi cao, hay vượt lên bầu khíquyển bằng bóng thám không, hay đem thiết bị quan trắc ra khỏi vùng hấp dẫn củatrái đất bằng phi thuyền không gian, cùng những phát triển kỹ thuật hiện đại vàtốn kém khác, hết thảy cũng chỉ để vượt qua những trở ngại này để nhìn thấy chotốt hơn mà thôi. Có nghĩa là làm gì thì làm, các quan trắc thiên văn chỉ nhằm miêutả ba điều cơ bản: một là, vật thể ở đâu? hai là, vật thể sáng cỡ bao nhiêu? ba là, vậtthể có màu gì? Thật vậy, gần hết tri thức về thiên văn học mà loài người đã nhọcnhằn thu lượm được suốt mấy ngàn năm văn minh là chỉ dựa trên cơ sở của baquan sát đơn giản này[1]. 1. Chuyện ngày xưa 2. Ý tưởng đầu tiên tôi muốn đề cập đến là chuyện trái đất xoay chung quanhmặt trời. Có lẽ với số đông chúng ta đây là vấn đề dễ hiểu, hay ít ra cũng khá quenthuộc. Quả là tôi muốn lạm dụng sự quen thuộc này để mong cầm chân bạn đọc lâuhơn một chút. Sự chuyển động của trái đất vốn liên quan mật thiết đến câu hỏi đầubài. “Tại sao ban đêm trời tối?” Câu trả lời đã có từ gần năm trăm năm trước màmỗi học sinh cấp một ngày nay đều thuộc lòng: do trái đất xoay quanh trục của nó -một nửa về phía mặt trời là ban ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: