Danh mục

Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường

Số trang: 53      Loại file: pdf      Dung lượng: 666.32 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (53 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ 6 : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT VỀ KHOÁNG SẢN HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN CÁC CẤP 1. Một số khái niệm cơ bản về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường CHUYÊN ĐỀ 6 : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT VỀ KHOÁNG SẢN HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN CÁC CẤP 1. Một số khái niệm cơ bản về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản 1.1. Hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản. 1.1.1. Tính tuần tự trong điều tra, thăm dò. Điều tra khoáng sản phải tuân thủ trình tự từ sơ bộ đến chi tiết, từ diện đến điểm, từ trên mặt đến phần sâu. Phải tuân thủ, bởi lẽ : - Khoáng sản phân bố trong lòng đất, không thể nhìn nhận được hoặc xác định chúng bằng các phương pháp đơn giản; - Là thành tạo của tự nhiên hình thành dưới sự chi phối của nhiều yếu tố, quá trình nội sinh, ngoại sinh rất phức tạp xảy ra trong lòng đất trong thời gian hàng triệu, hàng tỉ năm; - Điều tra, thăm dò khoáng sản đòi hỏi kinh phí lớn nhưng có tính rủi ro cao. Do vậy, phải điều tra từng bước, lựa chọn đúng đắn đối tượng, diện tích hợp lý và xác định hợp lý mức độ đầu tư. 1.1.2. Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản. Theo quy định tại khoản 5 Điều 3, Luật Khoáng sản quy định “Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tổng quan tiềm năng t ài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản”. Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm: - Lập bản đồ địa chất các tỉ lệ khác nhau; - Đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các diện tích cụ thể. Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản nhằm mục đích: - Nhận thức được cấu trúc địa chất của phần vỏ trái đất, nơi chúng ta đang sống và phát triển lâu dài; - Đánh giá được tiềm năng khoáng sản trên một số diện tích cụ thể, phát hiện các mỏ khoáng. Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản có đặc điểm sau: - Cần có trình độ về năng lực chuyên môn về địa chất; - Không làm ra được các sản phẩm có ý nghĩa thương mại. Do vậy, Nhà nước phải đầu tư cho công tác này tùy theo khả nặng tài chính và nhu cầu thực tế; 1.2. Hoạt động khoáng sản. Theo quy định tại Điều 2, Luật Khoáng sản năm 1996 và tại Điều 2 Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 27/12/2005 c ủa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản (Nghị định 160) đã nêu hoạt động khoáng sản bao gồm các hoạt động: khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, theo đó các khái niệm này được hiểu như sau: 1.2.1. Hoạt động Khảo sát khoáng sản. Khảo sát khoáng sản là hoạt động nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản. Như vậy, khảo sát khoáng sản là hoạt động được tiến hành trước giai đoạn thăm dò khoáng sản. Khi khảo sát không tiến hành thi công các công trình địa chất như đào hào, giếng hoặc khoan thăm dò, mà chủ yếu là nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa hoặc thực hiện các công nghiệp vụ khác ngoài thực địa. Kết quả có được khi kết thúc giai đoạn khảo sát là cơ sở cho giai đoạn thăm dò khoáng sản. Tuy nhiên, trong thực tế không nhất thiết phải thực hiện công tác khảo sát khoáng sản đối với tất cả các loại hình khoáng sản. 1.2.2. Hoạt động Thăm dò khoáng sản. Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản. Để xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản cũng như xác định những yếu tố kỹ thuật - công nghệ khai thác, khi tiến hành thăm dò phải tiến hành các công việc chính như: thi công các công trình địa chất (hào, giếng, khoan thăm dò v.v..) và các công tác nghiệp vụ khác. Kết quả của hoạt động thăm dò là cơ sở quan trọng để thực hiện các công việc tiếp theo cho giai đoạn nghiên cứu khả thi, thiết kế khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, thăm dò khoáng sản có các đặc điểm: mức đầu tư tương đối lớn, không thể thực hiện trong thời gian ngắn; tính rủi ro cao, nhất là đối với khoáng sản kim loại phân bố trong các cấu trúc địa chất phức tạp. 1.2.3. Hoạt động Khai thác khoáng sản. Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu hồi khoáng sản từ lòng đất. Đây là hoạt động được tiến hành sau khi đã có Giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản (hay còn gọi là mở mỏ), khai thác bình thường theo công suất thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ - phục hồi môi trường). 1.2.4. Hoạt động Chế biến khoáng sản. Chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản và các hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác. Thông thường, một doanh nghiệp tiến hành hoạt động chế biến khoáng sản c ùng với hoạt động khai thác khoáng sản (VD: khai thác đá nguyên khai sau đó thực hiện công tác nghiền sàng, phân loại đá). Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp chỉ đơn thuần thực hiện hoạt động chế biến khoáng sản mà không tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản. 1.2.5. Hoạt động Khai thác tận thu khoáng sản. Theo quy định tại Điều 49 (sửa đổi) của Luật Khoáng sản, Khai thác tận thu là hình thức khai thác lại, khai thác tại bãi thải ở các mỏ đã có quyết định đóng cửa để thanh lý (do khai thác hết trữ lượng khoáng sản). 2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở Trung ương 2.1.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/ 2002/NĐ-CP quy định chức năng, n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: