Danh mục

Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Địa lí

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 943.05 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Địa lí gồm các nội dung chính như sau: Tìm hiểu đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình môn Địa lí 2018; Tìm hiểu mục tiêu và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của môn Địa lí 2018; Tìm hiểu nội dung giáo dục môn Địa lí 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Địa lí BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TÀI LIỆU TẬP HUẤNHƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỊA LÍ (Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) HÀ NỘI, 2019 0TÁC GIẢ VÀ CỘNG TÁC VIÊNNgười biên soạn: 1. TS. Đỗ Văn Thanh, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 2. GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 3. TS. Nguyễn Quyết Chiến, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 4. TS. Nguyễn Tường Huy, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 5. TS. Dương Thị Lợi, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 6. TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 7. PGS.TS. Ngô Thị Hải Yến, Khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội 1 MỤC LỤCCHÚ GIẢI THUẬT NGỮ ........................................................................... .. 4A. MỤC TIÊU KHOÁ TẬP HUẤN . ............................................................. 8B. NỘI DUNG KHOÁ TẬP HUẤN ............................................................... 8NỘI DUNG 1. Tìm hiểu đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình mônĐịa lí 2018 ....................................................................................................... 8NỘI DUNG 2. Tìm hiểu mục tiêu và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lựccủa môn Địa lí 2018 ........................................................................................ 10NỘI DUNG 3. Tìm hiểu nội dung giáo dục môn Địa lí 2018 ........................ 12NỘI DUNG 4. Tìm hiểu về dạy học môn Địa lí 2018 .................................... 14C. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TẬP HUẤN ......................................................... 16D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN......................................................... 18PHỤ LỤC 1. Bảng kiểm đánh giá về kĩ năng lập kế hoạch dạy học .............. 19PHỤ LỤC 2. Ví dụ minh họa về kế hoạch tổ chức cho HS tìm hiểu về các thếmạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ................................................ 20PHỤ LỤC 3. Ví dụ về một sản phẩm học tập của HS về vẽ sơ đồ tư duy thể hiệncác thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ................................... 23PHỤ LỤC 4. Một số câu hỏi tình huống để đánh giá khả năng vận dụng kiếnthức, kĩ năng đã học ở chủ đề “Khai thác các thế mạnh của vùng Trung du vàmiền núi Bắc Bộ”. ........................................................................................... 24PHỤ LỤC 5. Giáo án minh họa ....................................................................... 26 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBCV : Báo cáo viênGDPT : Giáo dục phổ thôngGV : Giáo viênHS : Học sinhHV : Học viênTHPT : Trung học phổ thông 3 CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ1. Chương trình tổng thể: Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có tính chất định hướng của chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học, hệ thống môn học và hoạt động giáo dục, thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông. 2. Năng lực: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. 3. Phẩm chất: Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. 4. Yêu cầu cần đạt: Yêu cầu cần đạt là kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó. 5. Môn học Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường có cấu trúc và logic phù hợp với ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với những quy luật Tâm- Sinh lí của dạy học. 6. Giáo dục hướng nghiệp Giáo dục hướn nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: