Danh mục

Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Phần nâng cao): Phần 2

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 782.88 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nối phần 1, phần 2 của ebook với các nội dung: đánh giá hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và cạnh tranh không lành mạnh; thực tiễn xử lý các vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ thuộc các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Phần nâng cao): Phần 2 TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 47 Chuyên đề 3 ĐÁNH GIÁ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ, TÊN THƯƠNG MẠI, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Mỗi đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ có những đặc thù riêng. Các đặc thù này bao gồm cách thức được bảo hộ, phạm vi bảo hộ, thời gian bảo hộ và các trường hợp đặc thù. Nguyên tắc chung để đánh giá và xác định có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không là phải căn cứ vào các nội dung sau: 1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền SHCN; 2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét; 3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền SHCN và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền SHCN; 4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Đối với các hành vi xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người sử dụng mạng internet tại Việt Nam thì cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam. Về cơ bản, các quy định nêu trên được áp dụng để đánh giá có hay không có hành vi xâm phạm quyền SHCN. Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng SHCN cụ thể thì ngoài các nội dung nêu trên, còn phải lưu ý đến các trường hợp ngoại lệ hoặc đặc điểm riêng. 48 Côc së h÷u trÝ tuÖ 1. Đánh giá xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế 1.1. Xác định chủ thể quyền sở hữu đối với sáng chế Chủ thể quyền sở hữu đối với sáng chế là tổ chức hoặc cá nhân sở hữu sáng chế hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu sáng chế, tác giả sáng chế (Điều 121, Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ) và được xác định trên cơ sở văn bằng bảo hộ hoặc hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu sáng chế được nhà nước ghi nhận. Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 86, khoản 5 Điều 87 và khoản 2 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự. Tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền, gồm một trong các tài liệu sau (xem Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP): i) Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. ii) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ cấp có ghi nhận về chủ sở hữu sáng chế. Trong hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp thì việc xác định chủ thể quyền sở hữu công nghiệp là rất quan trọng để khẳng định người đó có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình, hoặc có quyền gửi đơn đến các cơ quan thực thi yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không. 1.2. Xác định phạm vi bảo hộ đối với sáng chế Phạm vi bảo hộ của sáng chế được xác định trong văn bằng bảo hộ sáng chế, cụ thể là tại phần Yêu cầu bảo hộ sáng chế. Yêu cầu bảo hộ sáng chế có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm bảo hộ độc lập. Tiếp theo mỗi yêu cầu bảo hộ độc lập có thể có một hoặc nhiều điểm yêu cầu bảo hộ phụ thuộc để cụ thể hoá điểm độc lập trước nó. TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H÷U TRÝ TUÖ 49 1.3. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế Để xác định đánh giá về yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế phải xác định có hay không có sự đồng nhất giữa sản phẩm/bộ phận của sản phẩm, quy trình/bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm với sản phẩm/quy trình được bảo hộ. Do vậy, cần phải so sánh tất cả các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) thuộc từng điểm trong Yêu cầu bảo hộ với các dấu hiệu của sản phẩm/bộ phận của sản phẩm, quy trình/bộ phận của quy trình bị nghi ngờ vi phạm. 1.3.1. Đối với sáng chế được bảo hộ là sản phẩm Bị coi là có yếu tố xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế khi: i) Sản phẩm được làm trùng với sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế; ii) Sản phẩm được làm tương đương với sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế; iii) Bộ phận (phần) của sản phẩm được làm trùng với bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế; iv) Bộ phận (phần) của sản phẩm được làm tương đương với bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế. 1.3.2. Đối với sáng chế là quy trình  Quy trình trùng với với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;  Quy trình tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;  Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;  Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế. 1.3.3. Xác định phạm vi trùng Một sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình bị coi là trùng với sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng 50 Côc së h÷u trÝ tuÖ chế nếu sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình đó có tất cả các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản trùng nhau hoặc tương đương nhau. Một dấu hiệu được so sánh bị coi là đồng nhất với một dấu hiệu được bảo hộ nếu có cùng bản chất, cùng mục đích sử dụng và cùng mối quan hệ với các dấu hiệu khác nêu trong Yêu cầu bảo hộ. Nếu trong sản phẩm (bộ phận sản phẩm) hoặc quy trình nghi ngờ có tất cả các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản trùng hoặc gần như trùng hoàn toàn (tức là có thể sử dụng thay thế) và có kết quả như sử dụng các dấu hiệu (đặc điểm kỹ thuật) cơ bản thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế thì được coi là trùng với sáng chế đang được bảo hộ. 1.3.4. Xá ...

Tài liệu được xem nhiều: