Danh mục

TÀI LIỆU: TÂY TIẾN Quang Dũng

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.75 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác giả * Tác giả - Sinh năm 1921 và mất 1988. Tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Bút danh là Quang Dũng. Quê ở Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây. - Xuất thân từ một gia đình nho học * Quá trình trưởng thành - Học đến bậc trung học, sau cách mạng Tháng tám 1945 nhập ngũ - Năm 1954, làm biên tập viên ở NXB Văn học - Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. - Nhưng trước hết, Quang Dũng là một nhà thơ - một hồn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÀI LIỆU: TÂY TIẾN Quang Dũng TÂY TIẾN Quang Dũng I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn a. Tác giả * Tác giả - Sinh năm 1921 và mất 1988. Tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Bút danh làQuang Dũng. Quê ở Phượng Trì, Đan Phượng, Hà Tây. - Xuất thân từ một gia đình nho học * Quá trình trưởng thành - Học đến bậc trung học, sau cách mạng Tháng tám 1945 nhập ngũ - Năm 1954, làm biên tập viên ở NXB Văn học - Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. - Nhưng trước hết, Quang Dũng là một nhà thơ - một hồn thơ phóng khoáng,lãng mạn và tài hoa. Đặc biệt khi ông viết về người lính. - Những tác phẩm chính: Mây đầu ô (1996). Ông được nhận Giải thưởng Nhànước về Văn học nghệ thuật năm 2001. b. Bài thơ Tây tiến - Tây tiến là tên một đơn vị chủ lực, được thành lập đầu năm 1947. Đơn vị baogồm những thanh niên Hà Nội, lao động chân tay và giới trí thức, QD cũng trong đoànquân ấy. Nhiệm vụ của đơn vị là hành quân lên phía Tây thuộc biên giới Việt – Lào,giữ vững vùng biên cương, tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện cho cuộc kháng chiếnở chiến trường Điện Biên. Địa bàn hoạt động của Tây Tiến khá rộng, bao gồm tỉnhSơn La, Lai Châu, Hoà Bình, kéo sang Sầm Nưa (Lào), về tới sông Mã (Thanh Hoá).Cơ sở vật chất thiếu thốn, địa bàn phức tạp, bệnh sổt rét rừng hoành hành. Nhưngngười lính Tây Tiến vẫn vượt qua. - Năm 1948 đơn vị Tây Tiến giải thể, thành lập trung đoàn 52. Quang Dũngchuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị, Quang Dũng nhớ đồng đội cũ. Tại Phù LưuChanh một làng thuộc tỉnh Hà Đông, Quang Dũng đã viết bài thơ này. Những ngàytháng cùng đơn vị hành quân chiến đấu, vượt qua những gian nan, thử thách, biết baođồng đội đã ngã xuống ở nơi biên cương. Nỗi nhớ da diết, tình cảm đồng đội đã thôithúc Quang Dũng. Ông đã viết bài thơ trong hoàn cảnh ấy. Bài thơ có tiêu đề Nhớ TâyTiến. Năm 1975 khi cho in lại, Quang Dũng đặt tên cho bài thơ là Tây Tiến. Bài thơrút trong tập Mây đầu ô. - Mục đích sáng tác bài thơ là ghi lại những kỉ niệm một thời của những ngườilính Tây Tiến. Đó là những ngày hành quân chiến đấu gian khổ trong địa bàn dốc cao,vực thẳm, bệnh sốt rét rừng hoành hành. Nhiều đồng đội đã hi sinh. Mặt khác bài thơkhắc hoạ người lính với tinh thần lạc quan, chiến đấu dũng cảm với lí tưởng “chiếntrường đi chẳng tiếc trời xanh”. Bài thơ cũng ghi lại những kỉ niệm đẹp về tinh thần vàcảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Có nhiều bài thơ viết vềanh bộ đội Cụ Hồ thời chống Pháp, chống Mĩ. Nhưng với bài Tây Tiến đã để lạinhững cảm nhận đẹp trong lòng người đọc về người lính một thời hào hùng, hào hoavà bi tráng. - Bài thơ miêu tả nỗi nhớ da diết của tác giả về đồng đội trong những chặngđường hành quân chiến đấu gian khổ, đầy thử thách hi sinh trên cái nền của thiênnhiên Tây Bắc, Bắc Bộ hùng vĩ, dữ dội. Đồng thời thể hiện những kỉ niệm đẹp về tìnhquân dân và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính Tây Tiến - Bài thơ chia làm 3 đoạn: + Đoạn một từ đầu đến “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Ý đoạn này là nỗinhớ của tác giả về cuộc hành quân, chiến đấu gian khổ của người lính Tây Tiến trêncái nền của thiên nhiên Tây Bắc, Bắc Bộ vừa hùng vĩ, vừa dằn dữ. + Đoạn hai tiếp đó đến “Khúc độc hành”. Nhớ lại những đêm liên hoan đổt lửatrại, tình cảm quân dân trên cái nền thơ mộng của núi rừng + Đoạn ba: còn lại. Khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến. Sự hi sinh mangđầy chất bi tráng và khắc sâu lí tưởng chiến đấu của người lính Tây Tiến. - Cảm hứng chính của bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.Những người lính Tây Tiến phần lớn là những người Hà Nội mang đậm chất hào hoa.Hồn thơ Quang Dũng cũng thế. Đó là chất lãng mạn của những chàng trai kinh thành. + Khung cảnh núi rừng miền Tây Bắc, Bắc Bộ tuy dữ dội ác liệt nhưng cũngđầy chất thơ mộng, trữ tình, các chiến sĩ Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn của nhữngnhững chiến sĩ “vung gươm ra xa trường”. Hồn thơ vốn dĩ lãng mạn của Quang Dũngbắt gặp khung cảnh thiên nhiên này tất yếu thể hiện cảm hứng lãng mạn. + Chiến trường ác liệt, hoang vu nhiều thú dữ, bệnh sổt rét rừng gây nhiều tửvong. Đó là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến, là cái bi. Quang Dũng không lẫn tránhcái bi nhưng lại mang đến âm hưởng hào hùng để bật lên thành chất bi tráng. Cả lớptrẻ thuộc đồng đội của Quang Dũng mang sẵn trong lòng bầu máu nóng “Thề quyết tửcho tổ quốc quyết sinh”, “một đi không trở về”, “Đâu có giặc là ta cứ đi”, “chưa hếtgiặc là ta chưa về”. Lòng yêu nước như một luồng gió thổi vào tâm hồn của họ làmcho người lính Tây Tiến trở thành hào hùng rực rỡ. “Bài thơ này đã được khí pháchcủa cả thời đại ùa vào chấp cánh” (Đọc lại Mây dầu ô, Văn Long) - Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi trá ...

Tài liệu được xem nhiều: