Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa I (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
Số trang: 70
Loại file: doc
Dung lượng: 806.50 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu tham khảo "Chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa I" được biên soạn bởi Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ nhằm cung cấp cho người học những kiến thức như: triệu chứng bệnh tim mạch; chăm sóc người bệnh suy tim; chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp; chăm sóc người bệnh viêm phổi; triệu chứng bệnh học tiêu hoá;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa I (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ BỘ LAO ĐỘNG TB VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ Tài liệu tham khảo CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA I (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng) Lưu hành nội bộ Năm 2021 MỤC LỤC TRANG Bài 1: TRIỆU CHỨNG BỆNH TIM MẠCH …………………………. 1 Bài 2: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY TIM ……………………… 6 Bài 3:CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ……………….. 12 Bài 4: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ CƠN ĐAU THẮT NGỰC …… 17 Bài 5: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO …… 21 Bài 6: TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ CƠ QUAN HÔ HẤP ………………. 26 Bài 7: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHẾ QUẢN ………………. 32 Bài 8: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN ………………. 37 Bài 9: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI …………………….. 41 Bài 10: TRIỆU CHỨNG BỆNH HỌC TIÊU HOÁ …………………… 49 Bài 11: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG …… 56 Bài 12: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA ……. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………….……….. 219 BÀI 1 TRIỆU CHỨNG BỆNH TIM MẠCH Mục tiêu 1. Trình bày mô tả các triệu chứng cơ năng của bộ máy tuần hoàn. 2. Trình bày cách thăm khám được một số triệu chứng thực thể của bộ máy tuần hoàn. 3. Trình bày cách xác định được vị trí các ổ van tim trên thành ngực. Nội dung 1. Triệu chứng cơ năng Triệu chứng chủ quan, triệu chứng chức năng. Đó là những triệu chứng do chính bản thân người bệnh cảm nhận được, tự biết và tự kể lại. 1.1. Khó thở Đây là triệu chứng cơ năng quan trọng trong các bệnh tim mạch. Khó thở là đấu hiệu thường gặp, bao giờ cũng có và có sớm, là triệu chứng chủ yếu trong các giai đoạn của suy tim. Khó thở có nhiều mức độ và hình thái khác nhau. Có 3 hình thái khó thở: a. Khó thở khi gắng sức Người bệnh không cảm thấy khó chịu, chỉ khi gắng sức mới thấy khó thở. b. Khó thở thưởng xuyên Người bện luôn cảm thấy khó thở, khi nằm càng khó thở hơn, người bệnh phải ngồi dậy để dễ thở hơn. Ở tư thế nghỉ ngơi người bệnh cũng khó thở, khi vận động khó thở càng tăng hơn. c. Khó thở xuất hiện từng cơn - Cơn hen tim: Người bệnh như nghẹt thở, thở nhanh và nông, tim đập nhanh. Khám người bệnh không có dấu hiệu hen phế quản mà có dấu hiệu suy tim trái. - Phù phổi cấp: khó thở dữ dội, đau tức ngực, người bệnh phải ngồi đậy để thở và khạc ra rất nhiều bọt màu hồng. Khám người bệnh thấy có dấu hiệu suy tim trái. 1.2. Đánh trống ngực Trống ngực là cảm giác tim đập mạnh. Người bệnh cảm thấy tim đập rộn ràng, lúc đều lúc không do thay đổi nhịp tim nhanh, chậm, ngoại tâm thu… làm cho người bệnh nghẹt thở, sợ hãi và lo lắng.Cảm giác đánh trống ngực hết khi nhịp tim trở lại bình thường. Đánh trống ngực gặp trong các bệnh tim (hẹp hở van tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, cường giáp…) 1.3. Đau vùng trước tim Có khi đau âm ỉ, có khi đai nhói ở vùng mỏm tim, có khi sờ vào cũng thấy đau. Đau có thể chỉ khư trú ở vùng ngực trái, có khi lan trên vai xuống cánh tay, 1 cẳng tay và các ngón tay. Đau vùng trước tim gặp trong cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch vành, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim… 1.4. Ho và khạc ra máu Do ứ máu ở phổi nên khi người bệnh gắng sức phổi bị xung huyết làm cho ho ra máu. Đặc điểm là lượng máu ho ra ít một và khi người bệnh nghỉ ngơi thì bớt đi. Ho ra máu gặp trong hẹp van hai lá, phù phổi cấp… 1.5. Phù Phù tim là một dấu hiệu xuất hiện chậm biểu hiện khả năng bù của tim đã giảm và đã có ứ máu ngoại biên. Phù tim thường bắt đầu ở vùng thấp trước (phù hai mắt cá chân, mu bàn chân). Lúc đầu phù tim thường về buổi chiều rõ hơn, nằm nghỉ ngơi thì giảm hoặc hết phù nhưng dấu hiệu suy tim vẫn còn (gan to, tĩnh mạch cổ nổi). Trong suy tim nặng thì phù toàn thân hoặc kèm ứ đọng dịch trong các khoang màng bụng, màng phổi… 1.6. Dấu hiệu xanh tím Phản ánh tình trạng thiếu oxy. Màu sắc da và niêm mạc người bệnh có thể xanh tím có thể xuất hiện ở toàn thân. Một số bệnh tim bẩm sinh cũng gây dấu hiệu xanh tím như bệnh Fallot 4… 1.7. Ngất Là tình trạng mất tri giác và cảm giác trong thời gian ngắn, đồng thời giảm rõ rệt hoạt động tuần hoàn và hô hấp trong thời gian đó. Ngất thường xảy ra đột ngột, trước đó người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, toát mồ hôi rồi ngã xuống, không còn biết gì nữa. Khám thấy người bệnh mặt nhợt nhạt, chân tay bất động, thở yếu hoặc ngừng thở, tiếng tim nhẹ hoặc ngừng đập, mạch sờ không thấy. Nếu không cứu chữa kịp thời có thể tử vong. 1.8. Các triệu chứng khác a. Mệt Mệt không phải là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh tim mạch song có ý ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe người bệnh nội khoa I (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ BỘ LAO ĐỘNG TB VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ Tài liệu tham khảo CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA I (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng) Lưu hành nội bộ Năm 2021 MỤC LỤC TRANG Bài 1: TRIỆU CHỨNG BỆNH TIM MẠCH …………………………. 1 Bài 2: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY TIM ……………………… 6 Bài 3:CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ……………….. 12 Bài 4: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỊ CƠN ĐAU THẮT NGỰC …… 17 Bài 5: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO …… 21 Bài 6: TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ CƠ QUAN HÔ HẤP ………………. 26 Bài 7: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN VIÊM PHẾ QUẢN ………………. 32 Bài 8: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN ………………. 37 Bài 9: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI …………………….. 41 Bài 10: TRIỆU CHỨNG BỆNH HỌC TIÊU HOÁ …………………… 49 Bài 11: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG …… 56 Bài 12: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA ……. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………….……….. 219 BÀI 1 TRIỆU CHỨNG BỆNH TIM MẠCH Mục tiêu 1. Trình bày mô tả các triệu chứng cơ năng của bộ máy tuần hoàn. 2. Trình bày cách thăm khám được một số triệu chứng thực thể của bộ máy tuần hoàn. 3. Trình bày cách xác định được vị trí các ổ van tim trên thành ngực. Nội dung 1. Triệu chứng cơ năng Triệu chứng chủ quan, triệu chứng chức năng. Đó là những triệu chứng do chính bản thân người bệnh cảm nhận được, tự biết và tự kể lại. 1.1. Khó thở Đây là triệu chứng cơ năng quan trọng trong các bệnh tim mạch. Khó thở là đấu hiệu thường gặp, bao giờ cũng có và có sớm, là triệu chứng chủ yếu trong các giai đoạn của suy tim. Khó thở có nhiều mức độ và hình thái khác nhau. Có 3 hình thái khó thở: a. Khó thở khi gắng sức Người bệnh không cảm thấy khó chịu, chỉ khi gắng sức mới thấy khó thở. b. Khó thở thưởng xuyên Người bện luôn cảm thấy khó thở, khi nằm càng khó thở hơn, người bệnh phải ngồi dậy để dễ thở hơn. Ở tư thế nghỉ ngơi người bệnh cũng khó thở, khi vận động khó thở càng tăng hơn. c. Khó thở xuất hiện từng cơn - Cơn hen tim: Người bệnh như nghẹt thở, thở nhanh và nông, tim đập nhanh. Khám người bệnh không có dấu hiệu hen phế quản mà có dấu hiệu suy tim trái. - Phù phổi cấp: khó thở dữ dội, đau tức ngực, người bệnh phải ngồi đậy để thở và khạc ra rất nhiều bọt màu hồng. Khám người bệnh thấy có dấu hiệu suy tim trái. 1.2. Đánh trống ngực Trống ngực là cảm giác tim đập mạnh. Người bệnh cảm thấy tim đập rộn ràng, lúc đều lúc không do thay đổi nhịp tim nhanh, chậm, ngoại tâm thu… làm cho người bệnh nghẹt thở, sợ hãi và lo lắng.Cảm giác đánh trống ngực hết khi nhịp tim trở lại bình thường. Đánh trống ngực gặp trong các bệnh tim (hẹp hở van tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, cường giáp…) 1.3. Đau vùng trước tim Có khi đau âm ỉ, có khi đai nhói ở vùng mỏm tim, có khi sờ vào cũng thấy đau. Đau có thể chỉ khư trú ở vùng ngực trái, có khi lan trên vai xuống cánh tay, 1 cẳng tay và các ngón tay. Đau vùng trước tim gặp trong cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch vành, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim… 1.4. Ho và khạc ra máu Do ứ máu ở phổi nên khi người bệnh gắng sức phổi bị xung huyết làm cho ho ra máu. Đặc điểm là lượng máu ho ra ít một và khi người bệnh nghỉ ngơi thì bớt đi. Ho ra máu gặp trong hẹp van hai lá, phù phổi cấp… 1.5. Phù Phù tim là một dấu hiệu xuất hiện chậm biểu hiện khả năng bù của tim đã giảm và đã có ứ máu ngoại biên. Phù tim thường bắt đầu ở vùng thấp trước (phù hai mắt cá chân, mu bàn chân). Lúc đầu phù tim thường về buổi chiều rõ hơn, nằm nghỉ ngơi thì giảm hoặc hết phù nhưng dấu hiệu suy tim vẫn còn (gan to, tĩnh mạch cổ nổi). Trong suy tim nặng thì phù toàn thân hoặc kèm ứ đọng dịch trong các khoang màng bụng, màng phổi… 1.6. Dấu hiệu xanh tím Phản ánh tình trạng thiếu oxy. Màu sắc da và niêm mạc người bệnh có thể xanh tím có thể xuất hiện ở toàn thân. Một số bệnh tim bẩm sinh cũng gây dấu hiệu xanh tím như bệnh Fallot 4… 1.7. Ngất Là tình trạng mất tri giác và cảm giác trong thời gian ngắn, đồng thời giảm rõ rệt hoạt động tuần hoàn và hô hấp trong thời gian đó. Ngất thường xảy ra đột ngột, trước đó người bệnh cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, toát mồ hôi rồi ngã xuống, không còn biết gì nữa. Khám thấy người bệnh mặt nhợt nhạt, chân tay bất động, thở yếu hoặc ngừng thở, tiếng tim nhẹ hoặc ngừng đập, mạch sờ không thấy. Nếu không cứu chữa kịp thời có thể tử vong. 1.8. Các triệu chứng khác a. Mệt Mệt không phải là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh tim mạch song có ý ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu tham khảo ngành Y Chăm sóc sức khỏe người bệnh Người bệnh nội khoa I Triệu chứng bệnh tim mạch Chăm sóc người bệnh suy tim Bệnh nhân tăng huyết áp Chăm sóc người bệnh viêm phổi Triệu chứng bệnh học tiêu hoáGợi ý tài liệu liên quan:
-
65 trang 193 0 0
-
Giáo trình Điều dưỡng nội khoa: Phần 1
142 trang 85 0 0 -
89 trang 36 0 0
-
250 trang 28 0 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ người lớn (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
271 trang 26 0 0 -
43 trang 25 0 0
-
Đặc điểm trị số huyết áp và chỉ số Lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc
8 trang 23 0 0 -
85 trang 23 0 0
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh suy tim
38 trang 23 0 0 -
Bài giảng Chăm sóc người bệnh viêm phổi
23 trang 22 0 0