Danh mục

Tài liệu tham khảo pháp luật kinh tế

Số trang: 43      Loại file: doc      Dung lượng: 318.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người thành lập doanh nghiệp phải đăng ký tài sản đầu tư vào kinh doanh và khiđã được cấp đăng ký kinh doanh, số tài sản này được ghi thành vốn điều lệ đối vớinhững doanh nghiệp có điều lệ hoặc vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. Đăngký tài sản khi thành lập doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp,bởi vì tài sản là cơ sở vật chất cho việc thực hiện những nghĩa vụ kinh tế của doanhnghiệp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo pháp luật kinh tế TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT KINH TẾ Dùng cho lớp BDSĐH TS. Nguyễn Hợp Toàn TRƯỞNG KHOA LUẬT ĐH KTQD email: toannh.neu@gmail.com CHƯƠNG 1+2I. ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp (5 điều kiện) 1) Điều kiện về tài sản Người thành lập doanh nghiệp phải đăng ký tài sản đầu tư vào kinh doanh và khiđã được cấp đăng ký kinh doanh, số tài sản này được ghi thành vốn điều lệ đ ối vớinhững doanh nghiệp có điều lệ hoặc vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân. Đăngký tài sản khi thành lập doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp,bởi vì tài sản là cơ sở vật chất cho việc thực hiện những nghĩa vụ kinh tế của doanhnghiệptrong quá trình hoạt động kinh doanh. Tài sản đầu tư vào doanh nghiệp phải là những thứ mà pháp luật quy định là tàisản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của người đầu tư thành lậpdoanh nghiệp. Điều 163 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền,giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Quyền tài sản là quyền trị giá đ ược bằng ti ền vàcó thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” (Điều 181BLDS). Thông thường, tài sản chia thành bất động sản và động sản. Bất động sản là cáctài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đ ất đai, kể c ả các tàisản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đ ất đai vàcác tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài s ản không phải là b ấtđộng sản. Tài sản cũng có thể chia thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sảnhữu hình thường thấy là nhà cửa, công trình xây dựng, máy móc, thiết bị, tiền Việt Namvà nước ngoài, các giấy tờ có giá khác. Tài sản vô hình là những quyền tài sản nhưquyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là những quyền tàisản trong quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tài sản là những tài sản quan trọng có thể đầu tưhoặc trở thành mục đích đầu tư trong điều kiện của nền kinh tế tri thức ngày nay. Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định: “ Vốn đầu tư là đồngViệt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện hoạtđộng đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Tài sản hợp phápgồm: 1 a) Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác; b) Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác; c) Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xâydựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu; d) Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng; đ) Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nhãn hiệu thương mại, kiểudáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ; e) Các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả các quyền đối với thăm dò và khaithác tài nguyên; g) Bất động sản; quyền đối với bất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê,chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp hoặc bảo lãnh; h) Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợi nhuận, lãi cổphần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí; i) Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điềuước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Mức độ tài sản đầu tư khi thành lập doanh nghiệp tùy thuộc vào điều kiện củanhững người chủ doanh nghiệp, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Đốivới một số ngành nghề kinh doanh, Nhà nước quy định mức vốn tối thiểu phải có đ ểthành lập doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nghề đó (thường gọi là vốn pháp định).Lý do của việc quy định vốn pháp định chỉ giới hạn trong một số ngành nghề là ở chỗ,từ thực tiễn quản lý nhà nước, Nhà nước xác định những doanh nghiệp hoạt động trongcác ngành nghề, lĩnh vực này cần phải có quy mô vốn nhất định để vừa bảo đảm sựcạnh tranh cần thiết và hiệu quả hoạt động cho mỗi doanh nghiệp, đồng thời có th ểngăn chặn tình trạng độc quyền. Vốn pháp định là một hình thức điều kiện kinh doanh.Mức vốn pháp định cụ thể được xác định, có thể thay đổi trong các thời kỳ khác nhauvà được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Ở những ngành nghề có quyđịnh vốn pháp định, vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp ít nhất phải bằng, nếu khôngcao hơn chứ không được thấp hơn vốn pháp định. Phần lớn ngành nghề kinh doanh củanền kinh tế nước ta thuộc loại không có vốn pháp định nên chủ doanh nghiệp được tựquyết định mức độ tài sản đầu tư vào kinh doanh. Trong quá trình hoạt đ ộng, doanhnghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn và phải thực hiện những t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: