Danh mục

Tài liệu tham khảo Sức khỏe sinh sản (Dành cho đào tạo Y sĩ đa khoa) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Số trang: 232      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.26 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (232 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tham khảo "Sức khỏe sinh sản (Dành cho đào tạo Y sĩ đa khoa)" cung cấp cho người học những kiến thức như: đại cương sức khoẻ sinh sản; hiện tượng thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng đã thụ tinh; thay đổi giải phẫu sinh lý khi có thai; thai nhi đủ tháng; khám thai và quản lý thai nghén; chẩn đoán ngôi-thế-kiểu thế;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo Sức khỏe sinh sản (Dành cho đào tạo Y sĩ đa khoa) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘITRƢỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ Tài liệu tham khảo SỨC KHỎE SINH SẢN (Dành cho đào tạo Y sĩ đa khoa) Lưu hành nội bộ Năm 2021 1 Bài 1: ĐẠI CƢƠNG SỨC KHOẺ SINH SẢNMục tiêu học tập 1. Trình bày được định nghĩa sức khoẻ sinh sản 2. Trình bày được các thành tựu, tồn tại và thách thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻsinh sản 3. Kể được các nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản 4. Thực hiện được các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản1. ĐỊNH NGHĨA SỨC KHOẺ SINH SẢN1.1. Định nghĩa Theo Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển ở Cairo, 1994 (ICPD 1994): “Sức khoẻsinh sản là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là khôngcó bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản”. Điều này cũng hàm ý là mọi người, kể cả namvà nữ, đều có quyền được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biệnpháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, có hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình,bảo đảm cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợchồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản Sự phát triển kinh tế hay mức thu nhập Sức khỏe phụ nữ và sức khỏe sinh Trình độ học vấn và văn hóa Dịch vụ chăm sóc Y tế sản của phụ nữ Vị trí của người phụ nữ trong xã hội (tôn giáo, tục lệ...)2. CHIẾN LƢỢC QUỐC GIA VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN (2001 - 2010) 2.1. Những thành tựu cơ bản Mặc dù không có mức tăng trưởng kinh tế đặc biệt, Việt Nam vẫn có những thành tựuđáng kể trong lĩnh vực y tế và sức khoẻ sinh sản. Sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính sách và sự tiếpcận rộng rãi của nhân dân với chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã góp phần quan trọng vào nhữngkết quả khả quan đạt được về mặt này. 2 Trong những năm qua, đầu tư của nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nghiên cứuvà lĩnh vực DS-KHHGĐ không ngừng được tăng lên đã tạo điều kiện cho việc củng cố và pháttriển mạng lưới cơ sở y tế/ KHHGĐ rộng khắp đến tận các bản làng thôn xóm trong cả nước.Các dịch vụ phòng, chữa bệnh cho bà mẹ trẻ em, chăm sóc trước, trong và sau sinh, các dịch vụKHHGĐ... kể cả do nhà nước và tư nhân cung cấp được mở rộng và chất lượng ngày càng đượcnâng cao. Nhờ đó chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ: - So sánh năm 1989 với năm 1999, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinhđẻ đã giảm từ 3,8 con xuống còn 2,3 con và gia tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 2,21% xuốngcòn 1,43%. - Trong thời gian từ 1990 - 1999 tỷ lệ tử vong mẹ đã được hạ thấp từ 200/100.000 trẻ đẻra sống xuống còn 100/100.000 và số tai biến sản khoa đã giảm được 52%. - Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 45,1%o trong năm 1994 (3) xuống chỉ còn36,7%o năm 1999. - Tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi đã giảm từ 55,5%o trong giai đoạn 1982 - 1986 còn 37,7%otrong những năm 1992-1996 và tỷ lệ suy dinh dưỡng ở cùng lứa tuổi đã giảm từ 44,9% năm1994 xuống còn 36,7% năm 1999. - Tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai năm 1988 là 53,7% đã tăng lên đến 75,3% vàonăm 1997 và tỷ lệ sinh con được cán bộ có chuyên môn đỡ đã tăng từ 55% trong các năm 90-94lên 71% trong các năm 95-97.2.2. Những tồn tại 2.2.1. Mức sinh ở nước ta tuy đã giảm nhưng chất lượng công tác KHHGĐ còn yếu thểhiện ở tỷ lệ thất bại trong sử dụng các biện pháp tránh thai còn cao. Số con trung bình của mộtphụ nữ ở tuổi sinh đẻ là 2,3 nhưng ở các vùng trung du, miền núi, duyên hải miền Trung và TâyNguyên, số này vẫn còn ở mức trên 3 hoặc 4 con. 2.2.2. Dân số nước ta mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng một triệu người, như vậy dự tínhvào năm 2020 dân số có thể lên tới gần 100 triệu, trong đó có khoảng 22 triệu người thuộcnhóm vị thành niên từ 10-19 tuổi. Nhóm dân số này là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nướctrong tương lai gần và cũng là đối tượng có nguy cơ cao về SKSS nhưng công tác chăm sócSKSS cho vị thành niên chưa làm được nhiều. 2.2.3. Việc chăm sóc phụ nữ có thai và các bà mẹ còn nhiều thiếu sót. Tỷ lệ các bà mẹđược khám thai và khi đẻ được cán bộ chuyên môn giúp đỡ còn thấp, việc chăm sóc sau sinh,việc hướng dẫn cho bú mẹ và cách nuôi con chưa được chú ý làm tốt. Nguyên nhân là do sự yếukém của hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, đặc biệt là ở một sốvùng khó khăn. Do đó, tỷ lệ tử vong mẹ với những nguyên nhân chủ yếu là các tai biến sảnkhoa cũng như tỷ lệ tử vong chu sinh còn cao, nhất là ở các vùng nói trên. 2.2.4. Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tìnhdục khá cao, sự tăng nhanh HIV/ AIDS, đặc biệt là trong những thanh niên dưới 25 tuổi đang là 3điều đáng lo ngại. Trong khi đó việc giáo dục tuyên truyền và cung cấp các dịch vụ phòng vàchữa chưa được phổ cập rộng rãi với sự phối hợp tham gia của mọi cơ sở trong và ngoài ngànhy tế, công cũng như tư. 2.2.5. Tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ còn cao nhưng các biện phápnhằm dự phòng và điều trị vô sinh, nhất là việc áp dụng những kỹ thuật cao còn hạn chế. 2.2.6. Bệnh ung thư ở phụ nữ được xếp vào hạng nguyên nhân tử vong thứ hai sau cácbệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, trong đó phổ biến nhất là ung thư vú và ung thư cổ tử cungvà tỷ lệ mắc ở nông t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: