Danh mục

Tài liệu tham khảo: Văn học Pháp ngữ Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.72 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc người Việt coi trọng học vấn, tri thức chắc chắn đã tạo ra ý muốn học chương trình đã được giảm nhẹ của hệ thống trường Pháp-Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo: Văn học Pháp ngữ Việt Nam Văn học Pháp ngữ Việt NamViệc người Việt coi trọng học vấn, tri thức chắc chắn đã tạo ra ý muốn học chươngtrình đã được giảm nhẹ của hệ thống trường Pháp-Việt. Nguyễn Phan Long đãtruyền đạt lại ý muốn đó, nói lên cái tình trạng nước đôi văn hoá và sức hấp dẫncủa những điều Pháp đưa lại qua đoạn văn sau trong cuốn Indochine la douce(Đông Dương ngọt ngào) của ông. Người Pháp đọc một người Annam đã chọn cách thể hiện mình bằng thứ tiếngcủa Racine và Voltaire thường không hay biết rằng nhà văn đó không phải bao giờcũng mới tốt nghiệp các trường đại học ở chính quốc, tự hào với những nét tinh tếvùng Địa Trung Hải, sung sướng viết được những câu văn cân đối. Không, đó thườngchỉ đơn giản là một người “tự học”, một đầu óc bị ám ảnh bởi con quỷ của nó. Đó làmột tâm hồn tuyệt đối cần được thổ lộ ra, và nếu nó chọn một thứ tiếng không phảilà tiếng mẹ đẻ của nó, thì chao ôi đó là vì tận trong sâu thẳm những cảm hứng củamình nó cảm thấy gần gũi với những người nói thứ tiếng đó hơn với những ngườicùng chung dòng máu với mình. Nhưng dòng máu đó ràng buộc, níu kéo, ra lệnh chonó. Bị giằng xé tứ bề, nó lâm vào cảnh nhục nhã không còn được gần gũi những cáilôi cuốn nó, cũng không thoát được những cái nó tin là có thể chạy trốn nhưng vẫntiếp tục yêu mến. Giới phê bình đổ lên đầu nó, thậm chí thường khi những lời khenngợi nó tiếp nhận được lại đi kèm với những lời khuyên răn đừng nên chạy theo cáikhông thể được. Nó nên từ bỏ hay nên tự bằng lòng với danh tiếng chỉ khoanh lạitrong khu vực địa phương? Nhưng đây có phải là chuyện danh tiếng không? Không,đây là một chuyện hoàn toàn khác. Đây là một cú lao mình không thể kìm lại được,một cú lao mình giống như tình yêu vậy. ý muốn tự biểu hiện bằng tiếng Pháp phản ánh một xu hướng chung tìmkiếm những hình thức hiện đại cách tân - như tiểu thuyết trong văn học - mà ViệtNam không có. Hướng tới tương lai, những người Việt Nam có học muốn cắt đứtvới cái họ coi là di sản văn hoá vô dụng trong xã hội công nghiệp hiện đại. Điềunghịch lý là những tác phẩm viết bằng thứ ngôn ngữ khác lại không bị coi là xa lạ,không gây sợ hãi, vẫn được xem như di sản văn hoá cùng loại. Như chúng ta sẽthấy, vào thế kỷ hai mươi giới thượng lưu văn hoá vẫn tiếp tục viết bằng tiếng Hánhơn là tiếng Việt. Vậy là trong giới trí thức, việc sáng tạo bằng một thứ tiếng kháclà một chuyện hoàn toàn bình thường, giống như các nhà nho bắt chước thời cổ.Việc dùng tiếng Pháp hơn tiếng Hán chỉ là một biến thể của một đề tài quen thuộctừ xưa. Một cách giải thích khác cho việc viết bằng Pháp văn liên quan nhiều hơnđến sự “bảo vệ và minh hoạ văn hoá Việt Nam” mà ông Bào đã sớm nêu lên. NgườiViệt là dân tộc bị thuộc địa hoá, là công dân hạng hai trong đất nước riêng củamình. Họ phải bị đương đầu với một nền văn minh khác mình, nền văn minh côngnghiệp hoá, bị buộc phải chấp nhận nó. Cái mission civilisatrice (sứ mạng khai hoávăn minh) với tư cách một chính sách thuộc địa rốt cuộc đã gây nên cho người Việtcảm giác về địa vị hết sức thấp kém của mình, đó là điều không còn phải nghi ngờ;thêm nữa, người Pháp đến Việt Nam và đánh bại đội quân bản xứ hoàn toàn dễdàng với các thứ vũ khí tối tân của họ. Xu hướng văn hoá Pháp-chống-Việt đượcthể hiện trong đường lối giáo dục thuộc địa như một bộ phận của những mục tiêurộng lớn hơn của chủ nghĩa thực dân càng khẳng định ấn tượng ban đầu về sự ưuviệt này. Các nhà văn Pháp ngữ Việt Nam, như vậy, đã lấy một trong các thứ “vũkhí” của kẻ đi áp bức - ngôn ngữ của chúng - làm công cụ tự vệ cho mình. Nhưng,như Nguyễn Tiến Lãng đã chỉ ra, việc này đi kèm với một cảm giác xáo trộn, mộtthế lưỡng phân thể hiện ngay trong địa vị của tiếng Pháp ở Việt Nam mà ThượngVương-Riddick đã quan sát thấy: “Là biểu tượng của tình trạng nô lệ nhưng lại làcông cụ cách mạng, tiếng Pháp vì vậy đã giữ một trạng thái nước đôi, nó cho thấyphần nào tấn kịch mà các nhà văn Pháp ngữ Việt Nam phải trải qua”. Khi chữ quốc ngữ được dùng như một thứ vũ khí chống lại chủ nghĩa thựcdân Pháp, việc dùng tiếng Pháp có thể xem như một công cụ chiến đấu với ưu thếPháp từ bên trong, một công cụ giáo dục và thuyết phục người Pháp, ở thuộc địacũng như chính quốc, về phẩm chất và nền tảng vững vàng của cả dân tộc và vănhoá Việt Nam. Trong phạm vi này, tiếng nói Pháp trở thành một phương tiện giảiphóng. Và, mặc dù trong cuộc chiến đấu đó sự biến dạng văn hoá là điều không thểtránh khỏi, các tác giả Pháp ngữ này ở chừng mực nhất định đã tái tạo lại tiếngPháp và cùng với nó là các quan niệm thẩm mỹ văn học. Maurice Piron, khi xem xét vốn từ Francophone, đã phân loại những cấp độtừ vựng khác nhau được đưa vào tiếng Pháp khi nó được dùng ở ngoài Pháp: lớptừ cổ, lớp từ mới (sự tạo ra các cái biểu đạt/cái được biểu đạt mới hoặc chỉ cáiđược biểu đạt mới, và thêm vào hay mở rộng nghĩa), lớp “phương ngữ” (nhữnghình th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: