Danh mục

Tài liệu tham khảo: Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.34 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Mở đầuSự thực Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng Tiễn đăng tân thoại Trung Quốc từ khi được công nhận đã trở thành đối tượng quan trọng trong việc nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung hoặc Hàn - Trung – Nhật(1).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo: Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung - Việt 1. Mở đầu Sự thực Kim Ngao tân thoại của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng Tiễn đăngtân thoại Trung Quốc từ khi được công nhận đã trở thành đối tượng quantrọng trong việc nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn - Trung hoặcHàn - Trung – Nhật(1). Thế nhưng, Truyền kỳ mạn lục(2) của Việt Nam cũngđược đề cập là chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại và ngay tronglờiTựa của Truyền kỳ mạn lục cũng ghi: Xem văn từ thì không ngoài phêndậu của Tông Cát(3), vì thế, có thể xác nhận được sự thực ấy. Kim Ngao tân thoại hay Truyền kỳ mạn lục cùng chung một đặc điểmlà chịu ảnh hưởng từng tác phẩm của một nước thứ ba, và đều được coi làhai tác phẩm truyền kỳ đầu tiên của thể loại truyền kỳ trong văn học sử củahai nước Hàn Quốc và Việt Nam. Bởi vậy, ở bài viết này, trên cơ sở tiếp thunhững thành quả nghiên cứu từ trước đến nay, dưới góc độ so sánh tiểuthuyết ba nước Hàn – Trung – Việt, đặc biệt là thông qua Truyền kỳ mạnlục của Việt Nam, tôi muốn xem xét lại ý nghĩa văn học sử của ba tác phẩm. Nhưng ta có thể thấy Kim Ngao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục chỉchịu ảnh hưởng một chiều của Tiễn đăng tân thoại mà không tìm thấy ghichép nào nói về mối quan hệ cho - nhận, ảnh hưởng qua lại(4). Bởi vậy, KimNgao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục được sáng tác trên những vùng thổnhưỡng khác nhau, nên thay vì đi tìm những điểm giống nhau để so sánhtừng truyện trong tác phẩm và luận bàn về sự sáng tạo hay mô phỏng, tôimuốn nhìn nhận cả hai tác phẩm trong một tổng thể hoàn chỉnh để so sánhtác phẩm với tác phẩm. Lý do nêu ra như vậy là vì, khi đối chiếu thực tế cáctruyện trong ba tác phẩm Kim Ngao tân tho ại, Truyền kỳ mạn lục, Tiễn đăngtân thoại, ta thấy mô típ chung là các truyện của Kim Ngao tânthoại vàTruyền kỳ mạn lục chịu ảnh hưởng có tính chất phức hợp của Tiễnđăng tân thoại nhưng cũng thấy rất nhiều phần sáng tạo không thể bỏ qua.Bởi vậy, trong bài viết này, có thể thấy nhiều điểm khác biệt về số lượngcác truyện của Kim Ngao tân thoại với Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳmạn lục nhưng đây cũng là đặc trưng của Kim Ngao tân thoại, chính vì thế,tôi sẽ so sánh cả ba tác phẩm, lấy tiêu điểm là yếu tố truyền kỳ, một đặcđiểm của thể loại truyền kỳ mà ta có thể thấy được ở trong cả ba tác phẩm. Phương pháp so sánh là theo phương pháp phân loại truyện truyềnkỳ đời Đường(5), chia theo loại hình chung là loại diễm tình, loại kỳ quái vàloại biệt truyện rồi lựa chọn phương pháp phân tích so sánh, tìm ra điểmgiống nhau, khác nhau của loại hình để rồi rút ra kết quả so sánh nội dungcủa từng truyện trong ba tác phẩm. Tiêu chuẩn phân loại là dựa vào kháiniệm của tiểu thuyết diễm tình – loại tiểu thuyết miêu tả sự ly hợp trong tìnhyêu nam nữ, khái niệm của tiểu thuyết kỳ quái – miêu tả sự vật trong bốicảnh thế giới khác và khái niệm của loại hình biệt truyện – loại hình tiểuthuyết hoá dật sự đối với nhân vật đặc biệt. Có điều là, Kim Ngao tânthoại không có loại biệt truyện nên không được so sánh trong bài viết này.Tài liệu cơ bản là Kim Ngao tân thoại; NXB Ất Dậu; tác giả là Kim Thời Tập,Lý Tái Hạo dịch, Tiễn đăng tân thoại. Toàn tập văn học thế giới, 62, NXB ẤtDậu; tác giả Cù Hựu, Lý Khánh Thiện dịch; Truyền kỳ mạn lục của NguyễnDữ; Học viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp xuất bản, Đài loan học sinh thư cụcấn hành… 2. So sánh loại hình của Kim Ngao tân thoại - Tiễn đăng tân thoại- Truyền kỳ mạn lục 1. Loại diễm tình Như đã nêu ở phần lời Tựa, trên cơ sở tham khảo phương pháp phânloại của truyền kỳ đời Đường, trước hết, ta hãy so sánh số lượng truyệnloại diễm tình viết về tình yêu ly-hợp của các nam nữ nhân vật chính. KimNgao tân thoại (sau đây viết tắt là Kim Ngao) có 5 truyện, trong đó có 2truyện loại diễm tình(6) là Vạn Phúc tự hu bồ ký và Lý Sinh khuy tườngtruyện;Tiễn đăng tân thoại (sau đây viết tắt là Tiễn đăng) có 21 truyện (gồmthêm một truyện phụ lục) trong đó có 8 truyện loại diễm tình (Vị Đường kỳngộ ký, Liên Phương lâu ký, Thu Hương đình ký, Thúy Thúy truyện, ÁiKhanh truyện, Kim Phượng thoa ký, Đằng Mục túy du Tụ Cảnh viên ký, Lụcy nhân truyện); Truyền kỳ mạn lục (sau đây viết tắt là Truyền kỳ) tổng cộngcó 20 truyện, trong đó có 5 truyện loại diễm tình (Thúy tiêu truyện, Lệnương truyện, Tây viên kỳ ngộ ký, Khoái Châu nghĩa phụ truyện, NamXương nữ tử lục)(7). Nếu tìm điểm chung để so sánh một cách có hiệu quả các truyện loạidiễm tình của ba tác phẩm thì theo các tình huống cuộc gặp nam nữ nhânvật chính, ta có thể chia làm ba trường hợp sau: Một là, chùm truyện viết về sự ly-hợp của nam nữ ở thế giới hiệnthực. Hai là, chùm truyện viết về sự ly-hợp của nam nữ ở thế giới hiện thựcrồi chuyển sang thế giới phi hiện thực. Ba là, chùm truyện viết về sự ly-hợp của nam và nữ hồn ma cùng ởthế giới h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: