Danh mục

Tài liệu tham khảo: Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.05 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn chương nữ đầu thế kỷ XX thực sự khởi sắc về lượng với sự xuất hiện của những cây bút nữ lưu bước chân ra từ chốn phòng the vốn lâu nay bị niêm phong kín cẩn bởi những quan niệm, những định kiến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo: Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộtrong tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc đầu thế kỉ XX Văn chương nữ đầu thế kỷ XX thực sự khởi sắc về lượng với sự xuất hiện của nhữngcây bút nữ lưu bước chân ra từ chốn phòng the vốn lâu nay bị niêm phong kín cẩn bởi nhữngquan niệm, những định kiến. Cùng với sự thay đổi và phát triển ý thức về giới, họ đã có thể kềvai sát cánh cùng người nam để hít thở chung không khí của xã hội, của thời đại. Trên một látcắt ngắn ứng với giai đoạn đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945, sự hiện diện của gương mặt nữgiới đông đảo hơn, xôn xao hơn cả mười thế kỷ trước cộng lại và mỗi gương mặt lại có một nétvẻ riêng, một sắc màu riêng. Thế nhưng, trên trục vận động của chiều dài lịch sử thi ca dân tộc, sự tồn tại ấy chưa đủđể tạo thành các vết khắc sâu về số lượng, về giá trị vào ký ức văn chương. Người ta nhớ đếnsự xuất hiện của họ, nhưng ít ai bình luận và suy ngẫm về những đóng góp của các nhà thơ nữmột cách khoa học, sâu sắc và thấu đáo. Tất cả những ngòi bút nữ ấy như cùng nhau đi dự mộtbuổi hội chợ tưng bừng, rộn rã khí thế trong buổi đầu đổi mới. Và khi hội tan, những tấm vévào cổng đánh dấu sự hiện hữu đó chứ không phải là những dấu chân tồn lưu của giá trị. Trongnon 20 tác giả nữ của văn xuôi Nam Bộ đầu thế kỷ XX thì chỉ có ngòi bút của Phan Thị BạchVân còn trụ lại được với thời gian và vượt quy luật đào thải của văn chương: “Tính đến năm1930, văn học quốc ngữ Nam Kỳ có non 20 tác giả nữ còn để lại tác phẩm in thành sách. (…)Các tác giả trên không để lại một tiếng vang nào ngoại trừ Phan Thị Bạch Vân, chủ nhân Nữlưu thơ quán ở Gò Công”(14). Dấu ấn của nữ giới trong thơ Mới có đậm hơn, mang nhiều âm sắc và để lại một số nétđộc đáo, nhưng khi sánh với những giá trị mà hàng loạt ngòi bút nam sừng sững như nhữngcây đại thụ đã tạo nên cả một thời đại thi ca này: Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Đoàn Phú Tứ, Vũ Đình Liên, Bích Khê, Vũ HoàngChương… thì họ chỉ như những nét mờ nhạt, đứng nép vào phía sau những vầng hào quangchói lọi của thơ Mới và nhường những tấm huân chương cho các cây bút nam. Hiện trạng nàycó những nguyên nhân của riêng nó, đồng thời, cũng phản ánh quy luật nội tại trong quá trìnhvận động lịch sử văn chương nữ, hay nói cách khác, đấy chính là hệ quả tất yếu khách quan củamột thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, bộ phận tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn với hai ngòi bút chủ soái làNhất Linh và Khái Hưng cũng đã đi tiên phong trong việc cất lên tiếng nói bênh vực và đấutranh vì quyền bình đẳng cho người phụ nữ trong xã hội. Hình tượng người phụ nữ tân thời vớihệ tư tưởng mới mẻ, chống đối lễ giáo phong kiến thủ cựu nặng nề và chế độ đại gia đình Nhogiáo hà khắc là hình tượng trung tâm trong các sáng tác mang tính luận đề của bút nhóm này.Bằng bút pháp lãng mạn, các tiểu thuyết đã đưa người phụ nữ vượt thoát ra khỏi tình trạng tămtối, bế tắc, chứa đựng nhiều mâu thuẫn gay gắt của các mối quan hệ xã hội, giành lấy quyềnsống, quyền tự do cho chính mình và tạo dựng nên một viễn cảnh tươi sáng cho chính họ.Nhiều năm qua, vấn đề trên đã được các nhà phê bình và nghiên cứu văn học khảo sát rất kỹlưỡng trong những công trình, những bài viết về Tự lực văn đoàn. Công trình này không đi vàotổng thuật chi tiết và cụ thể về nội dung tư tưởng của bút nhóm Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độcủa tư tưởng nữ quyền mà chỉ điểm qua như một thành tựu giá trị đã hòa vào tiến trình chungcủa dòng chảy văn học, đã đóng góp tiếng nói phản kháng sâu sắc, mạnh mẽ quyện lẫn vớikhao khát và ước mơ cho một con đường giải phóng phụ nữ, “đoạn tuyệt” với quá khứ vàhướng đến tương lai. Đặc trưng về mặt nội dung và tư tưởng Nhìn một cách tổng quát, đóng góp lớn nhất, có giá trị nhất của bộ phận văn học nữ thờikỳ này chính là giá trị về mặt nội dung – tư tưởng. Bằng sáng tác thơ văn và các hoạt động xãhội khác: diễn thuyết, viết xã luận, thành lập các tổ chức hiệp hội của nữ giới, chủ trì và thamgia vào hoạt động báo chí, lập nên cơ quan ngôn luận riêng cho phụ nữ…, họ đã tạo nên mộtcuộc thức tỉnh lớn lao, toàn diện, một cơn đại hồng thủy về ý thức hệ nữ giới đầu thế kỷ XX.Bên cạnh đó, cùng với các cây bút nam, các tác giả nữ đã bộc lộ tinh thần yêu nước, ý thức vềquyền sống, quyền tự do của dân tộc trong hoàn cảnh một đất nước bị thực dân xâm lấn. Đónggóp thứ hai là về mặt thể loại, họ đã nhanh chóng nhập cuộc, góp phần thúc đẩy sự ra đời vàphát triển của tiểu thuyết hiện đại và thơ Mới. Có thể nói, sự nhạy bén đầy sức sống của nữ giớithời kỳ này đã là một yếu tố quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa tư duy và ngôn ngữ vănhọc. Và cuối cùng, sự xuất hiện của họ đã khiến cho diện mạo văn học từ đây trở nên đủ đầyhơn, trọn vẹn hơn, với nhiều nét vẻ, giọng đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: