Thông tin tài liệu:
Tài liệu cung cấp các thông tin giới thiệu tổng quan, cơ sở và mục tiêu chương trình; mô hình vận hành của IPP2; cơ chế tài trợ của IPP2; các mô hình tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; khiến nghị phát huy nhân rộng mô hình IPP2; cải thiện mô hình hiện hữu; tìm hiểu các mô hình tiềm năng khác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu thảo luận chính sách cơ chế tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo – Kinh nghiệm của IPP2 các mô hình quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam Bộ Khoa học và Bộ Ngoại giao Công nghệ Việt Nam Phần Lan Tài liệu thảo luận chính sách CƠ CHẾ TÀI CHÍNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Kinh nghiệm của IPP2, các mô hìnhquốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam Hà Nội 2018Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan Giai đoạn 2 Tài liệu thảo luận chính sách CƠ CHẾ TÀI CHÍNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠOKinh nghiệm của IPP2, các mô hình quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan Giai đoạn 2 (IPP2) Cơ chế tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạoHà Nội, 2018LỜI NÓI ĐẦU Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan Giai đoạn 2 (IPP2) làChương trình hợp tác phát triển giữa hai Chính phủ Việt Nam và Phần Lan, do Bộ Ngoạigiao Phần Lan và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đồng chủ trì thực hiện trong 4 năm(2014-2018) với mục tiêu thúc đẩy sự hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệpsáng tạo ở Việt Nam. Trong những năm qua, IPP2 đã đi tiên phong thử nghiệm các mô hình,công cụ mới nhằm tác động toàn diện tới các yếu tố cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp sángtạo. Trong đó, bên cạnh việc hỗ trợ Việt Nam thiết kế, xây dựng chính sách về khởi nghiệpsáng tạo; đào tạo và xây dựng năng lực cho đội ngũ huấn luyện viên khởi nghiệp, giảng viêncác trường đại học, cán bộ quản lý cấp trung ương và địa phương; thúc đẩy phát triển mạnglưới và quan hệ đối tác về khởi nghiệp sáng tạo với Phần Lan; IPP2 còn thực hiện một cấuphần quan trọng là hỗ trợ các dự án khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam bằng cơ chế tài chínhthử nghiệm được thiết kế từ kinh nghiệm của Phần Lan. Với mục đích chuyển giao các bài học kinh nghiệm và công cụ thực hành của IPP2 mộtcách bền vững trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, trong khuôn khổ Chiếnlược kết thúc Chương trình, IPP2 đã tổ chức nhóm nghiên cứu độc lập về cơ chế tài chínhhỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo (Funding and Finance for Startups), nhằm tiếp cận các côngcụ hỗ trợ của IPP2 như một nghiên cứu điển hình, đặt trong bối cảnh hệ sinh thái khởinghiệp ở Việt Nam, so sánh với các xu hướng và mô hình quốc tế, từ đó đưa ra các nhómkhuyến nghị chính sách đối với Việt Nam. Các quý vị đang cầm trên tay cuốn tài liệu - Cơ chế tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo,do Nhóm nghiên cứu trẻ trong nước thực hiện với sự tư vấn của chuyên gia quốc tế giàukinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và FinTech, ông Jouko Ahvenainen, đến từ PhầnLan. Trưởng nhóm nghiên cứu - Phan Hoàng Lan là người tham gia các khóa đào tạo về đổimới sáng tạo và khởi nghiệp của IPP2 từ những ngày đầu, người được Tạp chí Forbes bìnhchọn Top 30 người dưới 30 tuổi (30 under 30) có ảnh hưởng nhất Việt Nam vì các đóng gópcủa bạn đối với hệ sinh thái khởi nghiệp non trẻ của Việt Nam. Phan Hoàng Lan tốt nghiệpĐại học Oxford và đang làm nghiên cứu sinh tiến sỹ cũng về chủ đề này, các thành viênNhóm nghiên cứu (Từ Minh Hiệu, Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Nguyễn Thị Lệ Quyên) đều lànhững người trẻ tài năng, đang trực tiếp tham gia các công việc phát triển hệ sinh thái khởinghiệp sáng tạo khu vực công và tư ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, giao nhiệm vụ cho cácbạn trẻ này là cũng là một hoạt động xây dựng năng lực có ý nghĩa của Chương trình, nhấtlà khi các bạn chính là những người đang trực tiếp tham gia xây dựng chính sách hỗ trợkhởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam. Tài liệu được hoàn thiện sau nhiều vòng hội thảo lấy ý kiến rộng rãi các bên liên quan.Các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia phản biện cho phiên bản cuối của Báo cáobao gồm: Tiến sĩ Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệpkhoa học và công nghệ, Tiến sĩ Robyn Klingler-Vidra, Trường Kinh tế và khoa học chính trịLuân Đôn. Bản thảo cuối của Tài liệu được biên tập bởi Ông Thomas Borgert - Nghiên cứusinh Đại học Kỹ thuật Swinburne, Úc. 3 Với tư cách đơn vị chủ trì, bên cạnh việc khởi xướng ý tưởng, thiết kế tiêu chí, kịch bảntriển khai và đặt hàng nhiệm vụ nghiên cứu, Ban Quản lý Chương trình IPP2 trực tiếp làĐiều phối viên Chương trình Chu Văn Thắng, Giám đốc Chương trình Trần Thị Thu Hương,Cố vấn trưởng Lauri Laakso, Cán bộ quản lý dự án khởi nghiệp Nguyễn Thị Thu Trang đãluôn theo sát để hỗ trợ, định hướng và góp ý phản biện để Nhóm nghiên cứu hoàn thànhnhiệm vụ. Việc thiết kế bìa, rà soát bản in và trình bày ấn phẩm do cán bộ phụ trách vănphòng IPP2 Đinh Kim Quỳnh Diệp trực tiếp thực hiện. ...