![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tài liệu: Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 389.61 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một trong những nhà lý luận văn học đầu tiên là Lục Cơ, sống ở thế kỷ III sau CN, người soạn Văn phú (Phú về ngôn từ trang nhã). Viện sĩ V.M. Alekseev, người đã dịch bài phú này sang tiếng Nga và bình luận nó, đã chỉ ra hơn hai mươi đề tài cơ bản đã được Lục Cơ đề cập tới (xúc động và thăng hoa của nhà thơ, hứng khởi sáng tạo, sự toàn năng của nhà thơ, v.v...).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Một trong những nhà lý luận văn học đầu tiên là Lục Cơ, sống ở thế kỷ III sau CN,người soạn Văn phú (Phú về ngôn từ trang nhã). Viện sĩ V.M. Alekseev, người đã dịch bàiphú này sang tiếng Nga và bình luận nó, đã chỉ ra hơn hai mươi đề tài cơ bản đã được LụcCơ đề cập tới (xúc động và thăng hoa của nhà thơ, hứng khởi sáng tạo, sự toàn năng củanhà thơ, v.v...). Trong số chúng có đề tài mà V.M. Alekseev xác định như là “hình thức,phong cách, thể loại” (Alekseev, tr.266-268). Nếu như chúng ta chú ý đến nguyên văn văn bản thì thấy rằng trong khi giải thíchđề tài này, Lục Cơ nhìn chung chỉ thao tác một khái niệm thể (體), mà về nó chúng tôi đãnói ở ngay đầu bài viết. Khái niệm này ở đây hình như có ý nghĩa vừa là hình thức văn họcvừa là phong cách. V.M. Alekseev đã truyền đạt nó như thế trong bản dịch của mình(“Hình thức và phong cách phong phú bằng muôn vạn khác biệt”). Nhưng trên thực tế,Lục Cơ nói đến những hình thức văn chương rất gần với cái mà bây giờ chúng ta gọi là cácthể loại. Vì thế mà một nhà nghiên cứu thời nay, rất có uy tín về lịch sử tư tưởng văn họcTrung Quốc là giáo sư Quách Thiệu Ngu, khi bình luận Văn phú đã nhìn thấy ởchữ Thể chính là thể loại (thể tài). Nhưng thiết nghĩ rằng V.M. Alekseev vẫn gần chân lýhơn, rằng khái niệm thể đối với Lục Cơ dẫu sao cũng rất mềm dẻo: chẳng hạn, thể loạiđược hình thành bởi phong cách. Và đây, một sự liệt kê các thể loại này trong Văn phú quabản dịch của V.M. Alekseev: “Thi nói tình nên kiều diễm. Phú là tự nhiên trong thân thểnên lưu chuyển như dòng chảy chính xác và rõ ràng. Bi văn (Văn khắc trên đá) phát triểnphong cách của mình một cách trang nhã và giúp biết bản chất sự vật. Tiếng khóckiểu lụy 誄 réo rắt như sợi chỉ se, giọng bi ai. Minh văn đầy uyên bác, song cô đúc, nhưtiết ra tình và nhiệt khí. Văn thể châm giọng lúc bổng lúc trầm, nhưng phong cách trongsáng và mạnh mẽ. Tụng tung hoành lộng lẫy, văn phong rực rỡ, còn luận thì vừa chính xácvừa tế nhị, đi thẳng vào lòng. Tấu: văn phong đều đặn, thấu đáo nhưng tất cả đều mựcthước theo kiểu cổ điển. Thuyết thì bừng bừng như lửa, song tất cả đều được suy tính tinhkhôn” (Alekseev, tr.262). Như vậy Lục Cơ liệt kê tất cả những thể loại Văn cơ bản thời đó theo quan điểm củaông. Có cả thảy mười thể loại. Ông đặt thi lên vị trí đầu tiên và điều đó không hề ngẫunhiên. Thời cổ đại và trung đại các tác giả Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt trật tự củaviệc liệt kê (không phải ngẫu nhiên Ban Cố như ta đã thấy, mở đầu thư mục của mình vớicác trước tác kinh điển, còn nhà nho thì được ông đặt đứng đầu các nhà triết học). Ở vàothời Lục Cơ, thi đã không còn là ca thi của Ban Cố nữa mà là thơ viết ngày nay được đạidiện bởi chùm thơ vô danh Cổ thi thập cửu thủ (Mười chín bài cổ thi) và các tác phẩm củaMai Thặng (thời này người ta đã viết thi ngũ ngôn thay thế cho lối thơ tứ ngôn của KinhThi). Và việc Lục Cơ bắt đầu bảng liệt kê của mình với thi đã phản ánh rõ rệt sự thay đổitrong quá trình văn học (ta nhớ là Ban Cố, người tiền bối của ông, đã đặt phú lên hàngđầu). Có thể nói, sự phồn thịnh của phú đã đi qua (dẫu bản thân Lục Cơ vẫn sử dụngthành công thể loại này), còn chính thi đã được đưa lên vị trí đầu tiên. Được Lục Cơ đặt xuống hàng thứ hai, phú là những bản trường ca miêu tả ở qui môkhông lớn, như đã nói, được viết bằng văn xuôi có vần, điệu, hết sức phức tạp và được tusức cao về phong cách. Thoạt đầu, phú có nghĩa là “trần thuật về các sự kiện” và Alekseevđã định nghĩa chúng như là “trường ca bằng văn xuôi”. Bi hay bi văn bắt nguồn từ chữ bi (碑)- “tấm đá”, “tấm đá ghi nhớ”. Những phiến đáloại này được đặt trước cổng các cung điện và đền thờ. Trong các cung điện, ban đầuchúng thực hiện vai trò của những chiếc đồng hồ đặc biệt, bởi vì người ta xác định thờigian nhờ vào bóng đổ xuống từ chúng, còn ở cổng các đền thờ, người ta buộc vào các tấmđá ấy các động vật hiến tế. Bắt đầu từ khoảng thế kỷ III trước CN, trên các tấm đá ấy,người ta khắc những văn bản kể về những việc làm và công lao hiển hách của các nhà cầmquyền và anh hùng. Dường như về sau những tấm đá như thế bắt đầu được đặt trên cácnấm mộ, ở đó chúng thay thế những tấm bảng bằng gỗ. Trên những tấm đá đó, người takhắc những dòng ghi chép chi tiết về công đức của người quá cố. Gần với bi là những ghi chép trên chất liệu đồng - minh (銘). Chữ “minh” được viếtbởi bộ thủ kim (金)(kim loại), trực tiếp chỉ ra chất liệu dùng để khắc văn bản ghi chép(chữbi cũng có bộ thủ thạch (石) - đá). Tên gọi có sắc thái từ nguyên của thể loại này gắnvới từ đồng âm danh (名) - “tên người”, “tên gọi”(trong tiếng Hán, hai từ minh và danh làtừ đồng âm, đọc là míng - ND) từ đây mà có ý nghĩa phái sinh là “lời” hay tên để lại chocon cháu. Hẳn là tên gọi của một thể loại văn chương gắn với nghĩa cuối cùng này. Trongmột bộ sử biên niên cổ đại ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Một trong những nhà lý luận văn học đầu tiên là Lục Cơ, sống ở thế kỷ III sau CN,người soạn Văn phú (Phú về ngôn từ trang nhã). Viện sĩ V.M. Alekseev, người đã dịch bàiphú này sang tiếng Nga và bình luận nó, đã chỉ ra hơn hai mươi đề tài cơ bản đã được LụcCơ đề cập tới (xúc động và thăng hoa của nhà thơ, hứng khởi sáng tạo, sự toàn năng củanhà thơ, v.v...). Trong số chúng có đề tài mà V.M. Alekseev xác định như là “hình thức,phong cách, thể loại” (Alekseev, tr.266-268). Nếu như chúng ta chú ý đến nguyên văn văn bản thì thấy rằng trong khi giải thíchđề tài này, Lục Cơ nhìn chung chỉ thao tác một khái niệm thể (體), mà về nó chúng tôi đãnói ở ngay đầu bài viết. Khái niệm này ở đây hình như có ý nghĩa vừa là hình thức văn họcvừa là phong cách. V.M. Alekseev đã truyền đạt nó như thế trong bản dịch của mình(“Hình thức và phong cách phong phú bằng muôn vạn khác biệt”). Nhưng trên thực tế,Lục Cơ nói đến những hình thức văn chương rất gần với cái mà bây giờ chúng ta gọi là cácthể loại. Vì thế mà một nhà nghiên cứu thời nay, rất có uy tín về lịch sử tư tưởng văn họcTrung Quốc là giáo sư Quách Thiệu Ngu, khi bình luận Văn phú đã nhìn thấy ởchữ Thể chính là thể loại (thể tài). Nhưng thiết nghĩ rằng V.M. Alekseev vẫn gần chân lýhơn, rằng khái niệm thể đối với Lục Cơ dẫu sao cũng rất mềm dẻo: chẳng hạn, thể loạiđược hình thành bởi phong cách. Và đây, một sự liệt kê các thể loại này trong Văn phú quabản dịch của V.M. Alekseev: “Thi nói tình nên kiều diễm. Phú là tự nhiên trong thân thểnên lưu chuyển như dòng chảy chính xác và rõ ràng. Bi văn (Văn khắc trên đá) phát triểnphong cách của mình một cách trang nhã và giúp biết bản chất sự vật. Tiếng khóckiểu lụy 誄 réo rắt như sợi chỉ se, giọng bi ai. Minh văn đầy uyên bác, song cô đúc, nhưtiết ra tình và nhiệt khí. Văn thể châm giọng lúc bổng lúc trầm, nhưng phong cách trongsáng và mạnh mẽ. Tụng tung hoành lộng lẫy, văn phong rực rỡ, còn luận thì vừa chính xácvừa tế nhị, đi thẳng vào lòng. Tấu: văn phong đều đặn, thấu đáo nhưng tất cả đều mựcthước theo kiểu cổ điển. Thuyết thì bừng bừng như lửa, song tất cả đều được suy tính tinhkhôn” (Alekseev, tr.262). Như vậy Lục Cơ liệt kê tất cả những thể loại Văn cơ bản thời đó theo quan điểm củaông. Có cả thảy mười thể loại. Ông đặt thi lên vị trí đầu tiên và điều đó không hề ngẫunhiên. Thời cổ đại và trung đại các tác giả Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt trật tự củaviệc liệt kê (không phải ngẫu nhiên Ban Cố như ta đã thấy, mở đầu thư mục của mình vớicác trước tác kinh điển, còn nhà nho thì được ông đặt đứng đầu các nhà triết học). Ở vàothời Lục Cơ, thi đã không còn là ca thi của Ban Cố nữa mà là thơ viết ngày nay được đạidiện bởi chùm thơ vô danh Cổ thi thập cửu thủ (Mười chín bài cổ thi) và các tác phẩm củaMai Thặng (thời này người ta đã viết thi ngũ ngôn thay thế cho lối thơ tứ ngôn của KinhThi). Và việc Lục Cơ bắt đầu bảng liệt kê của mình với thi đã phản ánh rõ rệt sự thay đổitrong quá trình văn học (ta nhớ là Ban Cố, người tiền bối của ông, đã đặt phú lên hàngđầu). Có thể nói, sự phồn thịnh của phú đã đi qua (dẫu bản thân Lục Cơ vẫn sử dụngthành công thể loại này), còn chính thi đã được đưa lên vị trí đầu tiên. Được Lục Cơ đặt xuống hàng thứ hai, phú là những bản trường ca miêu tả ở qui môkhông lớn, như đã nói, được viết bằng văn xuôi có vần, điệu, hết sức phức tạp và được tusức cao về phong cách. Thoạt đầu, phú có nghĩa là “trần thuật về các sự kiện” và Alekseevđã định nghĩa chúng như là “trường ca bằng văn xuôi”. Bi hay bi văn bắt nguồn từ chữ bi (碑)- “tấm đá”, “tấm đá ghi nhớ”. Những phiến đáloại này được đặt trước cổng các cung điện và đền thờ. Trong các cung điện, ban đầuchúng thực hiện vai trò của những chiếc đồng hồ đặc biệt, bởi vì người ta xác định thờigian nhờ vào bóng đổ xuống từ chúng, còn ở cổng các đền thờ, người ta buộc vào các tấmđá ấy các động vật hiến tế. Bắt đầu từ khoảng thế kỷ III trước CN, trên các tấm đá ấy,người ta khắc những văn bản kể về những việc làm và công lao hiển hách của các nhà cầmquyền và anh hùng. Dường như về sau những tấm đá như thế bắt đầu được đặt trên cácnấm mộ, ở đó chúng thay thế những tấm bảng bằng gỗ. Trên những tấm đá đó, người takhắc những dòng ghi chép chi tiết về công đức của người quá cố. Gần với bi là những ghi chép trên chất liệu đồng - minh (銘). Chữ “minh” được viếtbởi bộ thủ kim (金)(kim loại), trực tiếp chỉ ra chất liệu dùng để khắc văn bản ghi chép(chữbi cũng có bộ thủ thạch (石) - đá). Tên gọi có sắc thái từ nguyên của thể loại này gắnvới từ đồng âm danh (名) - “tên người”, “tên gọi”(trong tiếng Hán, hai từ minh và danh làtừ đồng âm, đọc là míng - ND) từ đây mà có ý nghĩa phái sinh là “lời” hay tên để lại chocon cháu. Hẳn là tên gọi của một thể loại văn chương gắn với nghĩa cuối cùng này. Trongmột bộ sử biên niên cổ đại ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcTài liệu liên quan:
-
9 trang 3434 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 795 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 758 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 738 0 0 -
6 trang 617 0 0
-
2 trang 460 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 407 0 0 -
4 trang 388 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 332 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 247 0 0