Danh mục

Tài liệu: Tự sự học Trung Quốc tiếp nhận và biến cải (part 1)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.22 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

2. Tự sự học kinh điển Như trên đã nói, nghiên cứu tự sự học ở Trung Quốc là một quá trình. Nếu tính từ đầu thế kỉ XX, ít nhất nền lí luận Trung Quốc cũng đã một lần cải cách toàn diện trong học phong Ngũ tứ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Tự sự học Trung Quốc tiếp nhận và biến cải (part 1)Tự sự học Trung Quốc -tiếp nhận và biến cải 2. Tự sự học kinh điển Như trên đã nói, nghiên cứu tự sự học ở Trung Quốc là một quá trình. Nếu tính từđầu thế kỉ XX, ít nhất nền lí luận Trung Quốc cũng đã một lần cải cách toàn diện tronghọc phong Ngũ tứ. Trong giai đoạn đó, những thành tựu đáng kể nhất trong lĩnh vực vănhọc không thể không nói đến sự ra đời của các thể loại văn bản cận văn học như báo chí,thư tín, luận chiến… Toàn bộ sự đóng góp của chúng dường như được tái hiện hết sức rõràng và sâu sắc với những phân tích xác đáng qua công trìnhChuyển biến mô thức tự sựcủa tiểu thuyết Trung Quốc của Trần Bình Nguyên. Trần Bình Nguyên là Giáo sư chủnhiệm khoa Trung văn Đại học Bắc Kinh. Công trình Chuyển biến hình thức tự sự tiểuthuyết Trung Quốc của ông được tặng giải Nhì Tác phẩm ưu tú về nghiên cứu Khoa họcxã hội nhân văn toàn quốc lần đầu của Bộ giáo dục Trung Quốc năm 1995. Có thể nói,công trình là một cống hiến quan trọng trong lịch sử nghiên cứu tự sự của văn học TrungQuốc giai đoạn đầu thế kỉ XX. Sự xuất hiện của thể loại tiểu thuyết mới, tiểu thuyết trinh thám cũng đã đượcTrần Bình Nguyên đề cập và kiến giải sắc bén về tác dụng của nó đối với các thể loạitiểu thuyết truyền thống Trung Quốc. Ông phân tích sự phá vỡ thời gian tự sự trong thểloại tiểu thuyết trinh thám đối với các nhà tiểu thuyết cuối Thanh - từ tự sự liên tục đếnđảo trật tự, xen kẽ; cho đến những tri thức về tâm lý học của phương Tây (chủ yếu làtâm lí học tiềm thức của Freud) đối với kết cấu tự sự (tức lấy tình tiết làm trọng tâm củatự sự) là sự chuyển biến khó khăn nhất của các tác giả Ngũ tứ. Đối với sự chuyển biếnvề kết cấu tự sự, các tác gia Ngũ tứ đã có những đột phá mới vô cùng khó khăn làchuyển sang lấy tự bạch hay tâm lí làm trung tâm, từ đó dẫn đến sự đột phá về thời giantự sự, về góc nhìn tự sự hay kết cấu tự sự, tạo nên một sự chuyển biến hoàn chỉnh về môthức tự sự trong tiểu thuyết Trung Quốc. Từ phương diện “chuyển hóa truyền thống”,Trần Bình Nguyên đã phân tích tác dụng của tự sự toàn tri của các tân tiểu thuyết gia đốivới “sử truyện của truyền thống”; cho đến ảnh hưởng có tính đột phá về kết cấu tự sựcủa thi ca truyền thống đối với các tác gia Ngũ tứ. Trần Bình Nguyên nhận thấy ngườikể chuyện trong sử truyện truyền thống thường với vai trò toàn tri, có tầm nhìn vĩ đại,xuyên suốt, có tính quyết định lịch sử,… Từ đó ông chỉ ra ở tiểu thuyết Trung Quốc đầuthế kỉ XX, người kể truyện lại trở nên bé nhỏ. Những bức tranh thời đại lớn lao trên cơsở bị chi phối bởi những thế giới hữu hạn từ nhân vật với các vai trò nhỏ bé luôn là thủpháp mà các tác gia thời đó sử dụng. Ông cho rằng đó chính là một bước tiến quan trọngcủa tiểu thuyết Trung Quốc thời cận hiện đại so với truyền thống. Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của truyền thống đối với tiểu thuyết Trung Quốcthời cận đại, Trần Bình Nguyên đã chỉ ra một trong những đặc trưng quan trọng của sửtruyện và thi ca truyền thống. Đó là hiện tượng khi các sự kiện lịch sử bị khuyết thiếu,các tác giả để hoàn thiện cho các sự kiện đó thường bổ sung bằng các giai thoại vụn vặttrong dân gian. Chính điều đó khiến góc nhìn tự sự của nhân vật mất đi tính nhất quán.Còn đối với tính trữ tình của thi ca hiện đại, những ảnh hưởng tự sự của thi ca trữ tìnhtruyền thống cũng có vai trò quan trọng. Nó không chỉ được biểu hiện trong những sángtác thơ trữ tình có xu hướng tiểu thuyết hóa mà còn có xu hướng thi ca hóa các tiểuthuyết Trung Quốc trong giai đoạn từ cuối nhà Thanh cho đến thời Ngũ tứ. Trần Bình Nguyên cũng có những nhìn nhận tinh tường để chỉ ra vai trò của mộtloại thể văn học tuy mới ra đời nhưng cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới tính tự sựcủa tiểu thuyết cận đại Trung Quốc. Đó là hiện tượng các tiểu thuyết được cố định hóavới những yếu tố có tính chất văn bản. Ở góc độ này, ông chỉ ra những nguyên nhânkhiến các mô thức tự sự trong tiểu thuyết Trung Quốc được chuyển biến. Mối quan hệTác giả – Xuất bản – Độc giả đã dần thành hình và rõ nét. Đối với Tác giả, chế độ nhuậnbút đã khiến văn học sử Trung Quốc lần đầu tiên thấy xuất hiện một nghề văn thực sựvới những con người chuyên nghiệp trong nghề – đó là Nhà văn. Để tồn tại trong một xãhội hiện đại với thị trường xuất bản báo chí và tiểu thuyết cũng ngày một hưng thịnh vàphồn vinh, tần xuất ngày càng ngắn cũng khiến hình thái sáng tác của Nhà văn nàychuyển biến, từ “nói – nghe” trong suy nghĩ sang “viết – đọc” trong hiện thực. Chínhđiều đó khiến tính chủ quan của các tác giả ngày càng được chú trọng. Ngược lại, tínhthương phẩm của tiểu thuyết cũng thúc đẩy xu hướng tác giả hóa đầu thế kỉ XX diễn ravô cùng nhanh chóng, trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự chuyển biến về mô thứccủa tiểu thuyết tự sự. Có thể nhận thức rõ ràng rằng, tiểu thuyết giai đoạn đầu thế kỉ XX không chỉ là sựhợp lưu giữa văn học dân gian và văn học văn nhân mà còn là quá trình thông ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: