Danh mục

Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.17 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hồ Chí Minh là một hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử VN và cả lịch sử thế giới: vừa thấu hiểu sâu sắc văn hóa phương Đông, vừa lịch duyệt văn hóa phương Tây, nhưng cả hai đều trên cơ sở nhuần nhuyễn bản sắc văn hóa VN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí MinhHồ Chí Minh là một hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử VN và cả lịch sử thế giới: vừa thấu hiểusâu sắc văn hóa phương Đông, vừa lịch duyệt văn hóa phương Tây, nhưng cả hai đều trên cơ sởnhuần nhuyễn bản sắc văn hóa VN.Lại cũng vì nhuần nhuyễn bản sắc VN và thấu hiểu sâu sắc văn hóa phương Tây, đã từng lăn lộnnhiều năm tháng trong nhiều nước phương Tây, ông hiểu nó tận tường, nên ông đối diện với nómột cách rất tự tin, ung dung, không chút mặc cảm. Cũng như vậy, Hồ Chí Minh tiếp thu họcthuyết Mác - Lênin và chủ nghĩa cộng sản từ lập trường một nhà ái quốc để tiếp thu và chắt lọcnhững giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin.Từ Cách mạng Tháng Tám cho tới kháng chiến thắng lợiHồ Chí Minh là linh hồn của những tư tưởng kinh tế kháng chiến. Có thể kể đến những tư tưởngkinh tế chính của Hồ Chí Minh trong thời kỳ này: Cán bộ xã viên hợp tác xã Hồng Tháivà đại biểu nhân dân huyện Ninh Giang phấn khởi chào đón chủ tịch HCM về thăm, 15-2-19651- Vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Chính tư tưởng này về sau, trong thời kỳ đánh Mỹ, đã đượctiếp tục thực hiện dưới khẩu hiệu “vừa chiến đấu vừa sản xuất”.2- Tư tưởng tự lực cánh sinh. VN bước vào cuộc kháng chiến trong tình trạng “tứ cố vô thân”.Do đó, tự lực cánh sinh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Kết quả của tư tưởng đó, như chính Chủtịch Hồ Chí Minh đã tổng kết:“Ta phải làm tự cấp tự túc, dù nó phong tỏa 10 năm, 15 năm ta cũng không sợ”. (1)“Đương đầu trong một cuộc chiến tranh với một nước mạnh như Pháp mà không phải vay mượn,trong lúc chính Pháp lại nợ chồng chất…”. (2)3- Tư tưởng lấy dân làm gốc. Ở Hồ Chí Minh, tư tưởng dân làm gốc được hiểu theo cả hai mặt:phải dựa vào dân để phát triển kinh tế và phát triển kinh tế là để phục vụ dân. Chính Hồ ChíMinh đã giải thích mối quan hệ này:“Dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân để gây hạnh phúc cho dân…”. (3)“Muốn tăng gia sản xuất phải làm thế nào? Không phải Chính phủ bỏ 10 -15 triệu để mở nhàmáy, làm thế này thế khác; phải đem hết sức dân, tài dân, của dân… làm cho dân”. (4)4- Tư tưởng nhiều thành phần kinh tế. Chữ dân trong t ư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là dântộc. Dân tộc là một khối cộng đồng, gồm nhiều thành phần giai cấp, nhiều thành phần kinh tế.Chủ trương nhiều thành phần kinh tế chính là biểu hiện của tư tưởng đại đoàn kết trong lĩnh vựckinh tế. Hồ Chí Minh thường ít nói tới khía cạnh giai cấp mà thường nhấn mạnh khía cạnh dântộc, quốc gia.Khi đụng chạm tới vấn đề giai cấp, ông cũng rất ít nói tới mặt mâu thuẫn, căm thù, mà thườngnhấn mạnh vào khía cạnh hỗ tương, nhân ái. Chỉ hơn một tháng sau khi thành lập Chính phủ VNdân chủ cộng hòa, ông đã gửi thư cho giới công thương gia: “Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tậntâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng điđôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà côngnghiệp, thương nghiệp thịnh vượng...”. (5)Hồ Chí Minh căn dặn: “Chủ và thợ đều phải nhớ rằng: tăng gia sản xuất chẳng những có lợiriêng cho chủ và thợ, mà còn có lợi chung cho nền kinh tế của Tổ quốc, lợi chung cho to àn thểđồng bào”. (6)Hồ Chí Minh không kích thích sự kỳ thị của người nghèo với người giàu, cũng không nhìn sựgiàu nghèo theo khía cạnh căm thù giai cấp. Ông đã từng tuyên bố về chính sách của Chính phủlà: phải làm cho “nghèo trở nên đủ, đủ trở nên giàu, giàu thì giàu thêm”. (7)5- Về vấn đề bóc lột giai cấp: Là một người Mácxít, đương nhiên Hồ Chí Minh hiểu được rằngthuê nhân công là bóc lột. Nhưng ông không nhìn sự bóc lột đó với thái độ phủ định một cáchđơn giản và máy móc, mà có cân nhắc sự lợi hại đối với sự phát triển kinh tế và đời sống nhândân.Một thí dụ điển hình là trong trận lụt năm 1945, vấn đề khẩn cấp là phải đắp lại những con đê đãvỡ, nếu lụt thì lút cả làng. Nhưng đắp đê là một vấn đề kỹ thuật phức tạp phải có các nhà thầukhoán. Lúc đó cũng đã xuất hiện những ý tưởng tả khuynh cho rằng dùng thầu khoán là bóc lột.Hồ Chí Minh đã giải tỏa tư tưởng này: “Thầu khoán tất nhiên là có bóc lột, nhưng thầu khoánđắp đê lúc này là yêu nước”. (8)6- Tư tưởng kinh tế mở. Hồ Chí Minh là hiện tượng hiếm có ở những nước làm cách mạng vôsản mà lại có một cách nhìn bao dung, thân thiện với toàn bộ thế giới không cộng sản. Không aikiên cường đánh Pháp như Hồ Chí Minh, nhưng cũng không có mấy ai ở VN lại có nhiều ngườibạn lớn của nước Pháp và các nước khác như Hồ Chí Minh. Đối với tất cả các nước phương Tây,Hồ Chí Minh đều t ìm nhiều cách khác nhau để mở quan hệ hữu hảo. Đối với các nước Thế giớithứ ba, ông cũng đặt quan hệ thân thiện, bầu bạn, anh em.Ông đã viết rất nhiều thư cho tổng thống Mỹ, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, các chính khách Mỹ,các chính khách Anh, các tổng thống của các nước Ân Độ, Pakistan, Myanmar, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: