Danh mục

Tài liệu: Tục hóa - Quay về để tiến tới

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 182.81 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân vật Thị Điểm chỉ xuất hiện trong dăm truyện, nhưng thật độc đáo, đặc sắc, đủ để dựng nên cả một chân dung. “Nàng” xinh đẹp, trắng trẻo (“da trắng vỗ bì bạch”), táo tợn đến ngổ ngáo (chuyện tiếp sứ thần, đối đáp khiến đến Quỳnh cũng phải “thua chạy” bẽ bàng), nhưng vốn lại là tiểu thư khuê các (con quan Bảng nhãn!) và vì thế hay chữ đến mức mẫn tiệp và tinh quái. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Tục hóa - Quay về để tiến tới Tục hóa - Quay về để tiến tới Nhân vật Thị Điểm chỉ xuất hiện trong dăm truyện, nhưng thật độc đáo,đặc sắc, đủ để dựng nên cả một chân dung. “Nàng” xinh đẹp, trắng trẻo (“datrắng vỗ bì bạch”), táo tợn đến ngổ ngáo (chuyện tiếp sứ thần, đối đáp khiếnđến Quỳnh cũng phải “thua chạy” bẽ bàng), nhưng vốn lại là tiểu thư khuê các(con quan Bảng nhãn!) và vì thế hay chữ đến mức mẫn tiệp và tinh quái. Cũngnhư Hồ Xuân Hương, nàng hầu như không màng quan tâm đến chuyện lễnghĩa, nhưng khác với Hồ Xuân Hương, nàng dường như hoàn toàn chủ độngđược với số phận mình. Có thể coi Thị Điểm là một nhân vật “tràn trề ánhsáng”, loại nhân vật nữ hiếm hoi trong văn chương truyền thống, cả trong vănhọc dân gian lẫn văn học viết. Tổ hợp truyện Trạng Quỳnh là một “chuỗi cười dài”, chính thức mở đầucho dãy những “truyện các loại Trạng”, các nhân vật “ngỗ nghịch” khác,như Truyện Trạng Lợn, Truyện Ông Ó, Truyện Xiển Bột, Thủ Thiệm, Ba Giai –Tú Xuất... và nhiều những “nhân vật” khác, làm hình thành nên một bộ phậnvăn học nằm ở khâu trung gian giữa văn học dân gian và văn học bác học, xéttrên tất cả các tiêu chí định tính của từng bộ phận văn học ấy. Thơ vốn được quan niệm trước hết là để nói chí. Mà chí của nhà Nho,nếu không phải là “tu, tề trị, bình” thì cũng là “cày mây, cuốc nguyệt”, “giấuhương sắc lánh chơi ngoài cõi tục”. Không chỉ thơ trong khoa cử và trong vănhọc chức năng, mà thơ trong các thi tập của cá nhân, của cả các danh sĩ, đềuthấm đẫm tinh thần ấy. Thơ cũng có thể để “ngôn tình”, có thể bày tỏ nhữngcung bậc cảm xúc và nhận thức “hưng, quan, quần, oán”, nhưng dẫu gì đi nữa,“nùng” vẫn cứ cần “nhã, đạm”, “mạch kỵ thẳng, ý kỵ lộ”, phải tuân phục tôn chỉ“ôn nhu, đôn hậu”. Mỹ học ngôn từ của Nho gia, nhất là ở dạng khuôn mẫu, đòihỏi cao khả năng của người viết nói được “ý ở ngoài lời” (ý tại ngôn ngoại). Đã vậy, thì ẩn dụ, ngụ ngôn sẽ là những “tuyệt kỹ văn chương” sớmđược lưu tâm khai thác. Thơ đề vịnh trở thành một trong những thể tài đượcưa chuộng, khi người viết muốn nói điều gì đó khác ngoài phần hiển ngônđương nhiên phải bảo đảm trăm phần trăm diễn đạt sự vật được vịnh. Và HồXuân Hương đã vung bút một cách hả hê để đề vịnh. Thơ đề vịnh của Hồ XuânHương chiếm tới 2/3 trong tổng số những bài thơ Nôm truyền tụng. Này thìvịnh người, này thì vịnh cảnh, này thì vịnh vật, này thì vịnh “sự kiện”. Vịnhngười thì vịnh thế này: Chân dung thứ nhất: Bác mẹ sinh ra vốn chẳng hèn, Tối tuy không mắt sáng hơn đèn. Đầu đội nón da loe chóp đỏ, Lưng đeo bị đạn rủ thao đen. (Vịnh ông cử võ) Chân dung thứ hai: Trưa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng. Lược trúc biếng cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long. Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm, Một lạch đào nguyên suối chửa thông. Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở, ở không xong... (Vịnh thiếu nữ ngủngày) Lại chân dung thứ ba: Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta, Đầu thì trọc lốc, áo không tà. Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm, Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà. Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe, Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha. Tu lâu có lẽ lên sư cụ, Ngất nghểu tòa sen nọ đó mà. (Sư hổ mang) Vịnh ai, thì Hồ Xuân Hương cũng tổ chức cái nhìn (vì thơ vịnh người,vịnh cảnh, vịnh vật chủ yếu khai thác và... khai quang những ấn tượng thị giác)hướng vào “vùng nhạy cảm và điều nhạy cảm”. Hồ Xuân Hương nghiêng tai vềđâu, đưa mắt tới đâu, thì điều nghe thấy, nhìn thấy sớm nhất, rõ nhất là về “cáiấy, chuyện ấy”, thậm chí lắm lúc cơ hồ chỉ nghe thấy, nhìn thấy “cái ấy, chuyệnấy”. Đến tận chỗ tột cùng của tồn tại – cái chết – thức giác của người viết vẫncứ thở than trước hết “về chuyện ấy”: ... Cán cân Tạo hóa rơi đâu mất, Miệng túi càn khôn thắt lại rồi... (Khóc ông phủVĩnh Tường) ... Thạch nhũ, trần bì sao để lại, Quy nhân, liên nhục tẩm mang đi. Dao cầu thiếp biết ...

Tài liệu được xem nhiều: