Tài liệu: Văn học Nga 'Thế kỷ bạc' như một chỉnh thể phức tạp (phần cuối)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 225.12 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sự biến đổi nghệ thuật ở tất cả các loại hình của văn học tỏ rõ tính chất giao thời của “thế kỉ bạc”. Trong nghiên cứu văn học hiện đại khái niệm “phi cổ điển” được sử dụng thường xuyên trong mối quan hệ với những hiện tượng mới của văn học thế kỉ XX (ở triết học và khoa học tự nhiên đều có sự tương đồng nhất định).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Văn học Nga Thế kỷ bạc như một chỉnh thể phức tạp (phần cuối) Văn học Nga Thế kỷ bạc như một chỉnh thể phức tạp (phần cuối)Sự biến đổi nghệ thuật ở tất cả các loại hình của văn học tỏ rõ tính chất giao thời của “thếkỉ bạc”. Trong nghiên cứu văn học hiện đại khái niệm “phi cổ điển” được sử dụngthường xuyên trong mối quan hệ với những hiện tượng mới của văn học thế kỉ XX (ởtriết học và khoa học tự nhiên đều có sự tương đồng nhất định). Sự biến đổi cơ bản củacác nguyên tắc nghệ thuật là đương nhiên và ở thơ điều này thể hiện bằng sự thay đổi“mối tương quan giữa ngôn ngữ bình thường và ngôn ngữ thơ, “sự cô lập nghệ thuật”độc đáo của ngôn ngữ thơ thông qua sự đa nghĩa hoá gia tăng của ngôn ngữ hình tượng,“sự suy yếu vai trò nghĩa vật chất của từ và sự đẩy lên bình diện hàng đầu các khía cạnhtình huống-bổ sung nghĩa của nó; còn trong văn học nói chung – bằng sự phá vỡ “thếquân bình giữa cái “giống” và cái “không giống” đã hình thành trong nghệ thuật “cổđiển” (…) trong quan hệ với thực tiễn ngôn ngữ phi nghệ thuật (…) có lợi cho “cáikhông giống” (…), bằng sự suy yếu “quan hệ ràng buộc” của ý thức nghệ thuật “với tìnhhuống bên ngoài nghệ thuật nhất định”, với “cuộc sống được hiểu một cách ấu trĩ”(86). Vấn đề không phải là sự xa rời thực tại, mà là sự chối từ sự độc đoán của nó. “Sựvượt lên” trên thực tại đặc biệt của nghệ sỹ thuộc tip “nghệ thuật phi cổ điển” (hệ quả củaviệc cái “dựng lại” lấn át cái “tái hiện”) mang đậm dấu ấn của sự đổi mới nhãn quannghệ thuật, chứ không phải là sự đối kháng với cái mà nó thay thế. Nhãn quan nghệ thuậtđó đã phân bố lại những điểm nhấn, thay đổi một cách cơ bản những cái được ưu tiêntrong tương quan giữa những yếu tố kiến tạo cấu trúc hình tượng “cổ điển”. Tuy nhiêndấu ấn của hình tượng “cổ điển”, dấu vết sâu xa của nó là bất khả loại bỏ trong nghệthuật thế kỉ XX, thậm chí ngay trong cả những hình thức mang tính thể nghiệm nhất củanền nghệ thuật này. Trên con đường đó diễn ra biết bao mâu thuẫn, dích dắc, sự đi chệchvề một phía. Nhưng thông qua chúng đã hình thành một quy luật chung. “Thế kỉ bạc” đã biểu lộ tất cả những cái đó. Nó là sự bắt đầu của một thời đại “phicổ điển” trên mảnh đất Nga, điều xác định ý nghĩa của nó trong lịch sử văn học dân tộc.Song, là một trong những giai đoạn cách tân nhất của văn học Nga, nó đồng thời lại làmột trong những giai đoạn “truyền thống” nhất(87). Ý thức sâu sắc giai đoạn giao thời thếkỉ như sự bắt đầu những con đường mới của nghệ thuật - điều đặc trưng cho các nhà hoạtđộng lớn của nó, đã thúc đẩy sự “tháo dỡ” di sản một cách toàn diện - cái gì tiếp nhận,cái gì chối bỏ từ nghệ thuật quá khứ. Tuy nhiên, ngay trong sự khước từ (thậm chí cả ởnhững trào lưu cánh tả cực đoan hứa sẽ “quẳng” văn học cổ điển khỏi “Con Tàu Hiệnđại”) cũng có những thời điểm tiếp nhận – dù sự tiếp nhận này có quyết liệt hay chừngmực, hấp dẫn nhiều hay ít, song đó là sự đổi mới truyền thống, chứ không phải là sự vấtbỏ nó một cách hư vô thuần tuý. (Ở đây, đương nhiên là nói về những hiện tượng lớn).Một luận điểm cách đây chưa lâu về việc quá trình văn học giao thời thế kỉ “rơi ra khỏi”chuỗi mắt xích của phát triển nghệ thuật dân tộc, vi phạm những di huấn, giờ đây có vẻchỉ là một thứ noncens cổ lỗ. Đối với cái nhìn phi định kiến, thì mọi cái đều ngược lại:với mức độ sâu rộng và đa tính chất của các mối quan hệ kế thừa, giai đoạn này là độcnhất vô nhị trong lịch sử văn học chúng ta. Đặc biệt, một trong dấu hiệu nhận biết nhấtcủa nó – đó là sự tiếp nhận những ngôn ngữ hình tượng của các thời đại khác nhau, sựbắt chước phong cách được phổ biến rộng rãi. Bất chấp quan niệm kiên định về bản chấtmĩ học đặc biệt của hiện tượng này, trong nó cũng vẫn diễn ra “khuynh hướng tiến tớitổng kết”(88). Tuy nhiên, hiện tượng đưa ra chỉ là sự biểu hiện đặc biệt nổi trội đập vàomắt của quá trình chung, cái quá trình cung cấp những xác nhận sâu sắc đáng kể. Nhữngnghiên cứu văn học hiện đại về những mối quan hệ liên văn bản (thí dụ như nhữngnghiên cứu của A.K. Zholkovski) đã cung cấp những minh chứng mới cho điều này(89). Còn một định kiến chưa bị xoá của thời kì cách đây chưa lâu, đó là định kiến coiđối lập nghệ thuật tiêu biểu của “thế kỉ bạc” là sự đối lập giữa truyền thống và cách tân.Đối với ai đó chủ nghĩa hiện thực - là khuôn mẫu, là nơi trú ngụ của truyền thống; cònvới ai đó - sự tập trung vào cách tân – đó là chủ nghĩa hiện đại. Vấn đề ở đây không phảivề những khác nhau trong tiếp nhận di sản, chất lượng và mức độ thực hiện. Sự khácnhau là rất cơ bản, không thể chối cãi. Vấn đề là ở chỗ một số nhà phê bình đã cố gáncho nó tính chất trái ngược, điều đã trở nên nghiêm trọng, thậm chí phi lí – không phùhợp với thực tế. Chẳng hạn, nếu như chủ soái của chủ nghĩa tượng trưng ViacheslavIvanov hầu như trở thành người gìn giữ nhiệt thành di huấn trong văn học giao thời, thìChekhov vĩ đại, người đương nhiên thừa nhận văn học cổ điển, trước hết là thế kỉ cổ điểncủa văn học Nga, là lòng mẹ của mình, bên cạnh đó vẫn hướng tới cách tân và thườngxuyên chú ý tới cái đã bị cạn kiệt trong nền văn học đó. Còn Blok thì “lưu ý” trong nó“tất cả mọi cái, không chỉ cái xuất sắc, mà còn là những cái thường thường”, bởi “bâygiờ không có, hoàn toàn không có một vấn đề nào giữa những vấn đề đã được nền vănhọc Nga vĩ đại của thế kỉ trước đặt ra, mà lại không đốt cháy chúng ta”(90). Chúng tôi đã hơn một lần nhắc tới những phát biểu, mà theo chúng tôi là đặc biệtsâu sắc, của A. Blok, liên quan tới bản chất gốc gác của quá trình văn học thời kì đó.Trong ý kiến cuối cùng, những từ “tất cả mọi cái” là rất chính xác, bởi thế kỉ văn học vừaqua được “thế kỉ bạc” tiếp nhận không chỉ với cường độ ráo riết, mà còn toàn diện, vớitất cả những thành tựu cơ bản nhất của nó. Chủ nghĩa lãng mạn đánh mất “sự nghiệp củamình (…) cả ở trong văn học, lẫn trong cuộc sống”(91), - V.G. Belinski xác nhận vào năm1845. Nhưng trong quá t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Văn học Nga Thế kỷ bạc như một chỉnh thể phức tạp (phần cuối) Văn học Nga Thế kỷ bạc như một chỉnh thể phức tạp (phần cuối)Sự biến đổi nghệ thuật ở tất cả các loại hình của văn học tỏ rõ tính chất giao thời của “thếkỉ bạc”. Trong nghiên cứu văn học hiện đại khái niệm “phi cổ điển” được sử dụngthường xuyên trong mối quan hệ với những hiện tượng mới của văn học thế kỉ XX (ởtriết học và khoa học tự nhiên đều có sự tương đồng nhất định). Sự biến đổi cơ bản củacác nguyên tắc nghệ thuật là đương nhiên và ở thơ điều này thể hiện bằng sự thay đổi“mối tương quan giữa ngôn ngữ bình thường và ngôn ngữ thơ, “sự cô lập nghệ thuật”độc đáo của ngôn ngữ thơ thông qua sự đa nghĩa hoá gia tăng của ngôn ngữ hình tượng,“sự suy yếu vai trò nghĩa vật chất của từ và sự đẩy lên bình diện hàng đầu các khía cạnhtình huống-bổ sung nghĩa của nó; còn trong văn học nói chung – bằng sự phá vỡ “thếquân bình giữa cái “giống” và cái “không giống” đã hình thành trong nghệ thuật “cổđiển” (…) trong quan hệ với thực tiễn ngôn ngữ phi nghệ thuật (…) có lợi cho “cáikhông giống” (…), bằng sự suy yếu “quan hệ ràng buộc” của ý thức nghệ thuật “với tìnhhuống bên ngoài nghệ thuật nhất định”, với “cuộc sống được hiểu một cách ấu trĩ”(86). Vấn đề không phải là sự xa rời thực tại, mà là sự chối từ sự độc đoán của nó. “Sựvượt lên” trên thực tại đặc biệt của nghệ sỹ thuộc tip “nghệ thuật phi cổ điển” (hệ quả củaviệc cái “dựng lại” lấn át cái “tái hiện”) mang đậm dấu ấn của sự đổi mới nhãn quannghệ thuật, chứ không phải là sự đối kháng với cái mà nó thay thế. Nhãn quan nghệ thuậtđó đã phân bố lại những điểm nhấn, thay đổi một cách cơ bản những cái được ưu tiêntrong tương quan giữa những yếu tố kiến tạo cấu trúc hình tượng “cổ điển”. Tuy nhiêndấu ấn của hình tượng “cổ điển”, dấu vết sâu xa của nó là bất khả loại bỏ trong nghệthuật thế kỉ XX, thậm chí ngay trong cả những hình thức mang tính thể nghiệm nhất củanền nghệ thuật này. Trên con đường đó diễn ra biết bao mâu thuẫn, dích dắc, sự đi chệchvề một phía. Nhưng thông qua chúng đã hình thành một quy luật chung. “Thế kỉ bạc” đã biểu lộ tất cả những cái đó. Nó là sự bắt đầu của một thời đại “phicổ điển” trên mảnh đất Nga, điều xác định ý nghĩa của nó trong lịch sử văn học dân tộc.Song, là một trong những giai đoạn cách tân nhất của văn học Nga, nó đồng thời lại làmột trong những giai đoạn “truyền thống” nhất(87). Ý thức sâu sắc giai đoạn giao thời thếkỉ như sự bắt đầu những con đường mới của nghệ thuật - điều đặc trưng cho các nhà hoạtđộng lớn của nó, đã thúc đẩy sự “tháo dỡ” di sản một cách toàn diện - cái gì tiếp nhận,cái gì chối bỏ từ nghệ thuật quá khứ. Tuy nhiên, ngay trong sự khước từ (thậm chí cả ởnhững trào lưu cánh tả cực đoan hứa sẽ “quẳng” văn học cổ điển khỏi “Con Tàu Hiệnđại”) cũng có những thời điểm tiếp nhận – dù sự tiếp nhận này có quyết liệt hay chừngmực, hấp dẫn nhiều hay ít, song đó là sự đổi mới truyền thống, chứ không phải là sự vấtbỏ nó một cách hư vô thuần tuý. (Ở đây, đương nhiên là nói về những hiện tượng lớn).Một luận điểm cách đây chưa lâu về việc quá trình văn học giao thời thế kỉ “rơi ra khỏi”chuỗi mắt xích của phát triển nghệ thuật dân tộc, vi phạm những di huấn, giờ đây có vẻchỉ là một thứ noncens cổ lỗ. Đối với cái nhìn phi định kiến, thì mọi cái đều ngược lại:với mức độ sâu rộng và đa tính chất của các mối quan hệ kế thừa, giai đoạn này là độcnhất vô nhị trong lịch sử văn học chúng ta. Đặc biệt, một trong dấu hiệu nhận biết nhấtcủa nó – đó là sự tiếp nhận những ngôn ngữ hình tượng của các thời đại khác nhau, sựbắt chước phong cách được phổ biến rộng rãi. Bất chấp quan niệm kiên định về bản chấtmĩ học đặc biệt của hiện tượng này, trong nó cũng vẫn diễn ra “khuynh hướng tiến tớitổng kết”(88). Tuy nhiên, hiện tượng đưa ra chỉ là sự biểu hiện đặc biệt nổi trội đập vàomắt của quá trình chung, cái quá trình cung cấp những xác nhận sâu sắc đáng kể. Nhữngnghiên cứu văn học hiện đại về những mối quan hệ liên văn bản (thí dụ như nhữngnghiên cứu của A.K. Zholkovski) đã cung cấp những minh chứng mới cho điều này(89). Còn một định kiến chưa bị xoá của thời kì cách đây chưa lâu, đó là định kiến coiđối lập nghệ thuật tiêu biểu của “thế kỉ bạc” là sự đối lập giữa truyền thống và cách tân.Đối với ai đó chủ nghĩa hiện thực - là khuôn mẫu, là nơi trú ngụ của truyền thống; cònvới ai đó - sự tập trung vào cách tân – đó là chủ nghĩa hiện đại. Vấn đề ở đây không phảivề những khác nhau trong tiếp nhận di sản, chất lượng và mức độ thực hiện. Sự khácnhau là rất cơ bản, không thể chối cãi. Vấn đề là ở chỗ một số nhà phê bình đã cố gáncho nó tính chất trái ngược, điều đã trở nên nghiêm trọng, thậm chí phi lí – không phùhợp với thực tế. Chẳng hạn, nếu như chủ soái của chủ nghĩa tượng trưng ViacheslavIvanov hầu như trở thành người gìn giữ nhiệt thành di huấn trong văn học giao thời, thìChekhov vĩ đại, người đương nhiên thừa nhận văn học cổ điển, trước hết là thế kỉ cổ điểncủa văn học Nga, là lòng mẹ của mình, bên cạnh đó vẫn hướng tới cách tân và thườngxuyên chú ý tới cái đã bị cạn kiệt trong nền văn học đó. Còn Blok thì “lưu ý” trong nó“tất cả mọi cái, không chỉ cái xuất sắc, mà còn là những cái thường thường”, bởi “bâygiờ không có, hoàn toàn không có một vấn đề nào giữa những vấn đề đã được nền vănhọc Nga vĩ đại của thế kỉ trước đặt ra, mà lại không đốt cháy chúng ta”(90). Chúng tôi đã hơn một lần nhắc tới những phát biểu, mà theo chúng tôi là đặc biệtsâu sắc, của A. Blok, liên quan tới bản chất gốc gác của quá trình văn học thời kì đó.Trong ý kiến cuối cùng, những từ “tất cả mọi cái” là rất chính xác, bởi thế kỉ văn học vừaqua được “thế kỉ bạc” tiếp nhận không chỉ với cường độ ráo riết, mà còn toàn diện, vớitất cả những thành tựu cơ bản nhất của nó. Chủ nghĩa lãng mạn đánh mất “sự nghiệp củamình (…) cả ở trong văn học, lẫn trong cuộc sống”(91), - V.G. Belinski xác nhận vào năm1845. Nhưng trong quá t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3400 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 790 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 750 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 719 0 0 -
6 trang 612 0 0
-
2 trang 459 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 395 0 0 -
4 trang 374 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 316 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 245 0 0