Danh mục

Tài liệu về Một số thành tựu cải cách Chính phủ theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.65 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tăng cường tính pháp quyền mà trọng tâm là cải cách Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước được chính thức đề ra tại Nghị quyết Đại hội VII của Đảng (năm 1991). Cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tăng cường tính pháp quyền mà trọng tâm là cải cách Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước được chính thức đề ra tại Nghị quyết Đại hội VII của Đảng (năm 1991). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về Một số thành tựu cải cách Chính phủ theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Một số thành tựu cải cách Chính phủ theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Ảnh: ST Cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tăng cường tính pháp quyền mà trọng tâm là cải cách Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước được chính thức đề ra tại Nghị quyết Đại hội VII của Đảng (năm 1991). Cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tăng cường tính pháp quyền mà trọng tâm là cải cách Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước được chính thức đề ra tại Nghị quyết Đại hội VII của Đảng (năm 1991). Đến nay, sau gần 20 năm, công cuộc cải cách Chính phủ theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Trong đó, có một số thành tựu cần được phân tích, đánh giá khách quan, đầy đủ, để có thể kế thừa và phát huy trong việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính đồng bộ với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp, cũng như đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị nói chung. 1. Những quy định mới của Hiến pháp năm 1992 bảo đảm vị trí độc lập tương đối của Chính phủ Thành tựu quan trọng nhất về mặt thể chế là những quy định mới của Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa, bổ sung đổi năm 2001) về vị trí, vai trò của Chính phủ, đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc thúc đẩy cải cách Chính phủ theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Bước vào thực hiện cơ chế thị trường, yêu cầu về nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước đối với mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội trở nên ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Chính phủ. Cơ quan hành pháp phải có đủ quyền lực và có khả năng sử dụng quyền lực một cách linh hoạt, nhanh nhạy để đối phó có hiệu quả với diễn biến của tình hình thực tế. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1). Quy định rất quan trọng này của Hiến pháp năm 1992, một mặt tuân thủ yêu cầu của nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất và nguyên tắc phân công, phối hợp quyền lực, mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp, mặt khác, bảo đảm tính độc lập tương đối của quyền hành pháp trong quan hệ với quyền lập pháp, quyền tư pháp, qua đó đề cao vai trò của hành pháp, tạo cơ sở cho Chính phủ quyền độc lập và chủ động, linh hoạt, nhanh nhạy trong quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.** Việc xác định lại vị trí của Chính phủ là kết quả của việc nhận thức đóng đắn về phân công, phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong mối quan hệ quyền lực nhà nước thống nhất phù hợp với thể chế chính trị ở nước ta. Điều này tạo sự tương đồng với các quan niệm, cũng như quy định về Chính phủ ở các nước trên thế giới. So với Hiến pháp năm 1980, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ theo Hiến pháp năm 1992 đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng là: -* Từ bỏ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác kế hoạch hoá tập trung, trực tiếp của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân, chuyển sang các nhiệm vụ quản lý vĩ mô bằng các công cụ chính sách, pháp luật; -* Từ bỏ thực hiện nhiệm vụ cải tạo nền kinh tế; -* Đưa vấn đề chống quan liêu, tham nhũng thành nhiệm vụ cụ thể của Chính phủ; -* Ổn định các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong khuôn khổ Hiến pháp, loại bỏ quy định của Hiến pháp năm 1980 cho phép Quốc hội có thể giao cho Chính phủ những nhiệm vụ, quyền hạn khác ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Hiến pháp mà không phải sửa đổi Hiến pháp. Một trong những thay đổi quan trọng nhất của Hiến pháp năm 1992 là đổi mới cơ chế hoạt động của Chính phủ. Cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ, Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Chính phủ đã định ra ba nguyên tắc then chốt cho hoạt động của Chính phủ phù hợp với quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đó là các nguyên tắc:* Chính phủ “là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số” (2); Thủ tướng Chính phủ “lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, UBND các cấp” (3); “Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước” (4). Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Chính phủ, về nguyên tắc, Chính phủ có hai cơ chế hoạt động khác nhau: cơ chế lãnh đạo của tập thể Chính phủ đối với những vấn đề mang tính chất chính sách và những loại nhiệm vụ quan trọng đã được quy định bởi Hiến pháp và luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ mà Tập thể Chính phủ quyết định theo đa số; và cơ chế thủ trưởng, bảo đảm vai trò chỉ đạo điều hành chung và thống nhất của Thủ tướng Chính phủ đối với hoạt động của hệ thống hành pháp và hành chính nhà nước, để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và các quyết định của Chính phủ. Thủ tướng có toàn quyền quyết định đối với những vấn đề được Hiến pháp và pháp luật quy định thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng không phụ thuộc vào Tập thể Chính phủ. Hai cơ chế này có mối quan hệ tác động qua lại, liên quan chặt chẽ với nhau làm cho hoạt động của Chính phủ trở nên linh hoạt, mềm dẻo, nhanh nhạy hơn, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả, nhưng vẫn bảo đảm trật tự hiến pháp: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Các nguyên tắc nói trên đã tạo cơ sở cho việc phân định và tách bạch giữa chức năng xây dựng, hoạch định chính sách với chức năng tổ chức thực hiện chính sách trong hoạt động quản lý nhà nước của hệ thống hành chính. Theo đó, chức năng của Chính phủ là hoạch định và điều hành các chính sá ...

Tài liệu được xem nhiều: