Tài liệu về Vấn đề mới - cũ trong thơ Việt Nam trước 1945 nhìn từ phong trào Thơ mới
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 214.81 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong phần Nhỏ to đặt cuối Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có mơ ước mai sau chỉ cần 4 người trong số 45 người có mặt ở Thi nhân Việt Nam được công chúng nhớ, là ông đã thoả ước nguyện. Thế nhưng sự thật con số được nhớ trong công chúng hiện nay là lớn hơn nhiều, gấp vài ba lần. Không cần phải nghĩ ngợi, có thể ở ngay đầu cửa miệng: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về Vấn đề mới - cũ trong thơ Việt Nam trước 1945 nhìn từ phong trào Thơ mới Vấn đề mới - cũ trong thơ Việt Nam trước 1945 nhìn từ phong trào Thơ mới 1. Trong phần Nhỏ to đặt cuối Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có mơ ước maisau chỉ cần 4 người trong số 45 người có mặt ở Thi nhân Việt Nam được công chúngnhớ, là ông đã thoả ước nguyện. Thế nhưng sự thật con số được nhớ trong công chúnghiện nay là lớn hơn nhiều, gấp vài ba lần. Không cần phải nghĩ ngợi, có thể ở ngayđầu cửa miệng: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Hàn MặcTử, Bích Khê, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, Anh Thơ... Còn có thể kểvào đây cả những người chỉ có vài bài, hoặc một bài như Nguyễn Nhược Pháp, VũĐình Liên, Đoàn Văn Cừ, Yến Lan, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân... Thế là đã ngót haichục, tức là gấp ngót 5 lần con số Hoài Thanh mơ ước. Và giá trị thơ họ để lại là chocả thế kỷ XX, cho đến nay, chứ không phải riêng cho thời 1932 - 1945. Và đây là một tuyển - tuyển, có nghĩa không phải là tất cả bề rộng của phongtrào, với mỗi nhà thơ có đến một hoặc vài tập, và vô số bài đăng trên báo, rất nhiềubáo, đương thời. Để có bộ tuyển 167 bài này, Hoài Thanh nói ông đã đọc 50 quyển vàkhoảng một vạn bài thơ, trong đó có non một vạn bài dở. Con số một vạn đây là chỉcủa một người đọc, trong 10 năm. Hẳn còn nhiều ngàn hoặc cả vạn bài khác HoàiThanh chưa đọc. Vậy sự tuyển chọn ở đây quả thật là chặt. Phần được chọn trong Thinhân Việt Nam cùng với diện rộng các bài của trên 45 nhà thơ được tuyển ta quen gọilà Thơ mới. Vậy con số non một vạn bài dở mà Hoài Thanh chê cần được gọi là thơgì? Thơ dở thì chắc rồi. Nhưng dở có phải là cũ không? Đó là câu hỏi đặt ra cần xemxét khi tìm hiểu vấn đề mới - cũ? Cần tiếp tục một sự gạn lọc nữa. Không phải 167 bài được Hoài Thanh chọnvào tuyển tất cả đều được người đọc đời sau nhớ. Có lẽ chỉ khoảng 1/4 số bài đượcngười đọc thuộc. Tức là có người một bài như Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp,Thâm Tâm...; có người vài bài như Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ...; cóngười nhiều bài hơn như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên... Lại córất nhiều người không có bài nào để nhớ. Thế nhưng chỉ với những bài được nhớ ấy, nới cho thật rộng, khoảng dăm sáuchục bài của trên dưới 20 nhà thơ lại kết tụ được, kết tinh được thần sắc, cốt cách, linhhồn của một phong trào thơ, được mệnh danh là Thơ mới. Giá trị nó để lại cho đời, cáinó xứng đáng được xưng tụng, không phải chỉ là ý tưởng, ngôn ngữ, cảm xúc, giọngđiệu, phong cách thơ, thậm chí một trào lưu thơ được gọi là mới, mà là sự hội tụ, sựkết tinh để có cả một thời thơ, một thời đại trong thơ, làm chuyển động và thay đổihẳn những gì đã định hình và ổn định suốt cả 10 thế kỷ, và còn lấn sang đầu thế kỷXX, với hai người kết thúc là Yên Đổ và Tú Xương... Cái được gọi là thời đó lạikhông thể sớm hơn, và tất nhiên không có chuyện muộn hơn. Sớm hơn một chút làĐông Hồ, Tương Phố; là Trần Tuấn Khải, Tản Đà... Tất cả đều chưa đến được cái gọilà mới. Còn lùi sâu hơn nữa vào hai thập niên đầu thế kỷ XX - đó là thơ chữ Hán củaNguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu. Là thơ nôm trào phúng của Nguyễn Thiện Kế,Phan Điện (không kể Yên Đổ, Tú Xương). Là thơ Nôm hoặc Quốc ngữ của các nhàNho trong phong trào Đông kinh nghĩa thục. Tất cả đều thuộc một phạm trù thơ khác,gần gũi với thơ Trung đại nên càng xa quỹ đạo Thơ mới, nhưng lại không thể gọi làthơ cũ. Thơ mới, vậy là chỉ có thể xuất hiện và tồn tại trong 10 năm - từ 1932 cho đếnTuyển Thi nhân Việt Nam năm 1942. Có gì như là một sắp xếp của lịch sử, một địnhmệnh, không thể khác. Chỉ đến thời điểm đó mới có Thơ mới. Và sau đó, không cònnữa, khi tất cả đều được chuyển vào quỹ đạo của một nền thơ hiện đại. 2. Vậy là ở đây có định ngữ mới cho một phong trào thơ tồn tại chỉ trong 10năm, trải ra trên một diện không rộng lắm, chỉ trên dưới 40 nhà thơ; và được phản ánhtập trung và rõ nét trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh. Có chữ mới tất có câuhỏi: Vậy cái cũ, thơ cũ là gì? Có phải là tất cả những gì có trước nó, trước 1932, kể từĐông Hồ, Trần Tuấn Khải ngược về đầu thế kỷ XX, và sâu hơn, cả nền thơ Trung đại?Và cả những gì đồng thời với nó, mà không được người tuyển chọn là Hoài Thanh đểmắt tới nơi con số non một vạn bài dở mà ông đã nêu? Có thể hiểu như thế được không? Lôgích hình thức có thể cho phép hiểu nhưthế. Cũ là tất cả những gì đã qua đi trong thời gian, trước ngưỡng hiện tại. Nhưngđánh giá thơ, cũng như đánh giá các hiện tượng tinh thần của con người lại không thểáp dụng nguyên tắc này. Bởi mọi giá trị tinh thần, khi nó đã là giá trị thì sống mãi. Vàquy luật phát triển của nghệ thuật không phải sau là hơn trước, mà chỉ là sau phải kháctrước. Không thể nói Balzac thế kỷ XIX là hơn Voltaire thế kỷ XVIII. Không thể nóiLý Bạch, Đỗ Phủ thời Đường là hơn Khuất Nguyên thời Xuân Thu. Cũng như vậy,không thể nói ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu về Vấn đề mới - cũ trong thơ Việt Nam trước 1945 nhìn từ phong trào Thơ mới Vấn đề mới - cũ trong thơ Việt Nam trước 1945 nhìn từ phong trào Thơ mới 1. Trong phần Nhỏ to đặt cuối Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có mơ ước maisau chỉ cần 4 người trong số 45 người có mặt ở Thi nhân Việt Nam được công chúngnhớ, là ông đã thoả ước nguyện. Thế nhưng sự thật con số được nhớ trong công chúnghiện nay là lớn hơn nhiều, gấp vài ba lần. Không cần phải nghĩ ngợi, có thể ở ngayđầu cửa miệng: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Hàn MặcTử, Bích Khê, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Phạm Huy Thông, Anh Thơ... Còn có thể kểvào đây cả những người chỉ có vài bài, hoặc một bài như Nguyễn Nhược Pháp, VũĐình Liên, Đoàn Văn Cừ, Yến Lan, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân... Thế là đã ngót haichục, tức là gấp ngót 5 lần con số Hoài Thanh mơ ước. Và giá trị thơ họ để lại là chocả thế kỷ XX, cho đến nay, chứ không phải riêng cho thời 1932 - 1945. Và đây là một tuyển - tuyển, có nghĩa không phải là tất cả bề rộng của phongtrào, với mỗi nhà thơ có đến một hoặc vài tập, và vô số bài đăng trên báo, rất nhiềubáo, đương thời. Để có bộ tuyển 167 bài này, Hoài Thanh nói ông đã đọc 50 quyển vàkhoảng một vạn bài thơ, trong đó có non một vạn bài dở. Con số một vạn đây là chỉcủa một người đọc, trong 10 năm. Hẳn còn nhiều ngàn hoặc cả vạn bài khác HoàiThanh chưa đọc. Vậy sự tuyển chọn ở đây quả thật là chặt. Phần được chọn trong Thinhân Việt Nam cùng với diện rộng các bài của trên 45 nhà thơ được tuyển ta quen gọilà Thơ mới. Vậy con số non một vạn bài dở mà Hoài Thanh chê cần được gọi là thơgì? Thơ dở thì chắc rồi. Nhưng dở có phải là cũ không? Đó là câu hỏi đặt ra cần xemxét khi tìm hiểu vấn đề mới - cũ? Cần tiếp tục một sự gạn lọc nữa. Không phải 167 bài được Hoài Thanh chọnvào tuyển tất cả đều được người đọc đời sau nhớ. Có lẽ chỉ khoảng 1/4 số bài đượcngười đọc thuộc. Tức là có người một bài như Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp,Thâm Tâm...; có người vài bài như Lưu Trọng Lư, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ...; cóngười nhiều bài hơn như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên... Lại córất nhiều người không có bài nào để nhớ. Thế nhưng chỉ với những bài được nhớ ấy, nới cho thật rộng, khoảng dăm sáuchục bài của trên dưới 20 nhà thơ lại kết tụ được, kết tinh được thần sắc, cốt cách, linhhồn của một phong trào thơ, được mệnh danh là Thơ mới. Giá trị nó để lại cho đời, cáinó xứng đáng được xưng tụng, không phải chỉ là ý tưởng, ngôn ngữ, cảm xúc, giọngđiệu, phong cách thơ, thậm chí một trào lưu thơ được gọi là mới, mà là sự hội tụ, sựkết tinh để có cả một thời thơ, một thời đại trong thơ, làm chuyển động và thay đổihẳn những gì đã định hình và ổn định suốt cả 10 thế kỷ, và còn lấn sang đầu thế kỷXX, với hai người kết thúc là Yên Đổ và Tú Xương... Cái được gọi là thời đó lạikhông thể sớm hơn, và tất nhiên không có chuyện muộn hơn. Sớm hơn một chút làĐông Hồ, Tương Phố; là Trần Tuấn Khải, Tản Đà... Tất cả đều chưa đến được cái gọilà mới. Còn lùi sâu hơn nữa vào hai thập niên đầu thế kỷ XX - đó là thơ chữ Hán củaNguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu. Là thơ nôm trào phúng của Nguyễn Thiện Kế,Phan Điện (không kể Yên Đổ, Tú Xương). Là thơ Nôm hoặc Quốc ngữ của các nhàNho trong phong trào Đông kinh nghĩa thục. Tất cả đều thuộc một phạm trù thơ khác,gần gũi với thơ Trung đại nên càng xa quỹ đạo Thơ mới, nhưng lại không thể gọi làthơ cũ. Thơ mới, vậy là chỉ có thể xuất hiện và tồn tại trong 10 năm - từ 1932 cho đếnTuyển Thi nhân Việt Nam năm 1942. Có gì như là một sắp xếp của lịch sử, một địnhmệnh, không thể khác. Chỉ đến thời điểm đó mới có Thơ mới. Và sau đó, không cònnữa, khi tất cả đều được chuyển vào quỹ đạo của một nền thơ hiện đại. 2. Vậy là ở đây có định ngữ mới cho một phong trào thơ tồn tại chỉ trong 10năm, trải ra trên một diện không rộng lắm, chỉ trên dưới 40 nhà thơ; và được phản ánhtập trung và rõ nét trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh. Có chữ mới tất có câuhỏi: Vậy cái cũ, thơ cũ là gì? Có phải là tất cả những gì có trước nó, trước 1932, kể từĐông Hồ, Trần Tuấn Khải ngược về đầu thế kỷ XX, và sâu hơn, cả nền thơ Trung đại?Và cả những gì đồng thời với nó, mà không được người tuyển chọn là Hoài Thanh đểmắt tới nơi con số non một vạn bài dở mà ông đã nêu? Có thể hiểu như thế được không? Lôgích hình thức có thể cho phép hiểu nhưthế. Cũ là tất cả những gì đã qua đi trong thời gian, trước ngưỡng hiện tại. Nhưngđánh giá thơ, cũng như đánh giá các hiện tượng tinh thần của con người lại không thểáp dụng nguyên tắc này. Bởi mọi giá trị tinh thần, khi nó đã là giá trị thì sống mãi. Vàquy luật phát triển của nghệ thuật không phải sau là hơn trước, mà chỉ là sau phải kháctrước. Không thể nói Balzac thế kỷ XIX là hơn Voltaire thế kỷ XVIII. Không thể nóiLý Bạch, Đỗ Phủ thời Đường là hơn Khuất Nguyên thời Xuân Thu. Cũng như vậy,không thể nói ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thơ Việt Nam trước 1945 ôn thi đại học môn văn nghị luận văn 12 phân tích văn học giảng văn 12 văn mẫu lớp 12Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 782 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
7 trang 267 0 0 -
Ý nghĩa phê phán sâu kín của trích đoạn phóng sự Nghệ thuật băm thịt gà
3 trang 152 2 0 -
Nghị luận xã hội chủ đề: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai
2 trang 70 0 0 -
Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
3 trang 57 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
25 trang 52 0 0 -
Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
10 trang 44 0 0 -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ
24 trang 40 0 0 -
Phân tích đoạn trích Ông già và biển cả của nhà văn Hê-Minh-Uê
23 trang 37 0 0 -
Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống
4 trang 35 0 0