Danh mục

Tài liệu VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 80.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 1. Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản sau: - Thứ nhất: Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội (Dấu hiệu hành vi) + Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động nguy hiểm hoặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1 BÀI 8 VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ I/ VI PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản sau: - Thứ nhất: Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội (Dấu hiệu hành vi) + Vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động nguy hiểm hoặc có khả năng nguy hiểm cho xã hội. + Con người ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức + Suy nghĩ, tình cảm của con người dù có nguy hiểm đến đâu nhưng nếu chưa biểu hiện ra thành hành vi thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. - Thứ hai: Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, xác lập (Tính trái pháp luật) Hành vi của con người có thể chia ra làm hai loại, hành vi hợp pháp hoặc không hợp pháp, hành vi vi phạm pháp luật luôn là hành vi không hợp pháp, thể hiện ở chỗ chủ thể của hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện vượt quá yêu cầu c ần thiết của pháp luật. Những hành vi trái với quy định của các tổ chức xã hội, trái với quy tắc tập quán, tôn giáo, đạo đức…mà không trái pháp luật thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Tất cả những gì pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì dù có làm trái hay xâm hại cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. - Thứ ba: Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể (Tính có lỗi) Để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan và mặt khách quan của hành vi vi phạm. Trong đó dấu hiệu trái pháp luật là mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn lỗi là mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Theo đó chỉ những hành vi nào được thực hiện do lỗi của chủ thể xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thì mới là vi phạm pháp luật. Những hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện khách quan, chủ thể thực hiện hành vi không cố ý, cũng không vô ý thực hiện hoặc không thể nhận thức được hay trong trường hợp bất khả kháng thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Như vậy, những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể thì không bị coi là vi phạm pháp luật. PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 2 - Thứ tư: Chủ thể của vi phạm pháp luật là người có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng chịu trách nhiệm pháp lý c ủa ch ủ th ể do nhà nước quy định (Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể). Chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật là những người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn và quyết định cách xử sự và chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình. Những người này đã đạt một độ tuổi nhất đ ịnh, có khả năng lý trí và ý trí. Ngoài ra trong một số trường hợp vi phạm pháp luật đòi hỏi chủ thể phải có những dấu hiệu riêng biệt như: quân nhân, người có chức vụ quyền hạn, nghề nghiệp. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý của con người được pháp luật các nước khác nhau tuy thuộc vào tính chất, tầm quan trọng của quan hệ xã hội và điều kiện phát triển của mỗi quốc gia. VD: Theo pháp luật Việt Nam, với người phát triển bình thường độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên. Những người mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng lựa chọn vào thời điểm thực hiện hành vi thì pháp luật quy định họ không có năng lực trách nhiệm pháp lý do đó họ không phải chịu trách nhiệm pháp lý. VD: Những người bị tâm thần, bị lừa dối, ép buộc thực hiện hành vi vi ph ạm pháp luật. 3. Cấu thành vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi bốn yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. 3.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội. - Hành vi trái pháp luật: hành vi của con người, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động của chủ thể trái với quy định của pháp luật. Đây là điều kiện quan trọng nhất của vi phạm pháp luật vì nếu không có hành vi của con người thì không có vi phạm pháp luật. - Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội: là những thi ệt hại đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra cho xã hội, có thể là thiệt hại về mặt vật chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác cho xã hội. Thông qua hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc của mọi hành vi vi phạm. - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội. Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra, thiệt hại đó là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. N ếu PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 3 giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra không có mối quan hệ nhân quả thì ch ủ th ể pháp luật không phải chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình Ngoài ra, mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn có một số yếu tố ...

Tài liệu được xem nhiều: