Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.16 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài nguyên cây thuốc trong tự nhiên chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài tạo nên sự đa dạng của hệ thực vật tại một khu vực và có giá trị y học, kinh tế và văn hóa. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm kê, hệ thống hóa, lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, hướng đến khai thác, phát triển bền vững và bảo tồn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên Nghiên cứu khoa học công nghệ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC THÂN THẢO VÀ DÂY LEO TẠI NAM CÁT TIÊN, VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN NGUYỄN THỊ VÂN (1), LÊ BỬU THẠCH (2) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên cây thuốc trong tự nhiên chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài tạo nên sự đa dạng của hệ thực vật tại một khu vực và có giá trị y học, kinh tế và văn hóa [1]. Vườn quốc gia Cát Tiên (VQGCT) có diện tích 70548,36 ha. Phần Nam Cát Tiên (NCT) thuộc xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai [2]. Đây là rừng nguyên sinh đặc trưng của khu vực Đông Nam bộ. Tại đây đã có nhiều chương trình, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên thực vật rừng, đã đánh giá khá đầy đủ giá trị tài nguyên thực vật. Tuy nhiên, tại đây tài nguyên cây thuốc dưới tán rừng của kiểu rừng bán rụng lá và các sinh cảnh mở, chủ yếu là các loài cây thuốc thân thảo và dây leo có vòng đời ngắn thường có biến động theo mùa rất lớn, chưa được quan tâm và nghiên cứu sâu. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm kê, hệ thống hóa, lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, hướng đến khai thác, phát triển bền vững và bảo tồn. 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây thuốc thân thảo và dây leo. Nội dung nghiên cứu đa dạng thành phần loài và biến động theo mùa cây dược liệu thân thảo và dây leo tại NCT, từ đó đưa ra giải pháp bảo tồn phù hợp. Thời gian nghiên cứu thực địa từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020. Địa điểm nghiên cứu lại NCT, xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Điều tra theo tuyến: Nghiên cứu thực địa được tiến hành trên 5 tuyến: tuyến Núi Tượng; vườn thực vật - Thác Trời; tuyến cây gõ Bác Đồng; tuyến Bằng Lăng; tuyến cây Tung. Mỗi tuyến điều tra lập 5 ô mẫu cố định có kích thước 100m2 tại một trong các sinh cảnh đường mòn, trảng cỏ, rừng trồng, rừng tái sinh, rừng tự nhiên. Mục đích lập ô mẫu cố định để theo dõi sự biến động thành phần loài giữa mùa khô và mùa mưa (hình 1). Khảo sát thành phần loài cây thuốc ở VQGCT, sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [3, 4]. Cây thuốc được định danh dựa vào các tài liệu chính: Thực vật có hoa của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [3]; sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2003) [5]; Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016) của Viện Dược liệu [6]. Xác định công dụng làm thuốc dựa theo các tài liệu: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Đỗ Huy Bích và ctv. (2006) [7]; Những cây và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2004) [8]; Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2019) [9]; Danh mục thực vật Cát Tiên [10]. Đa dạng cây thuốc về phân loại được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn 16 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 Nghiên cứu khoa học công nghệ (2007) [3] bao gồm đánh giá các bậc phân loại, dạng sống, sinh cảnh. Đa dạng bộ phận sử dụng và công dụng chữa bệnh theo Đỗ Huy Bích và ctv. (2006) [7], Đỗ Tất Lợi (2004) [8] và Võ Văn Chi (2019) [9]. Sử dụng GPS định vị tại các điểm thu mẫu. Phân tích số liệu: sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2019. Hình 1. Bản đồ vị trí các tuyến nghiên cứu khảo sát ở NCT 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài Kết quả nghiên cứu thành phần loài cây thuốc thân thảo và dây leo tại NCT đã xác định được: 84 loài, 65 chi và 34 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Pteridophyta-Polypodiophyta) và Mộc lan (Magnoliophyta). Không có loài nào được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam [11]. Sự phân bố được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Thành phần loài cây thuốc thân thảo và dây leo tại NCT Họ Chi Loài Ngành Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng Số lượng Số lượng (%) (%) (%) Pteridophyta- 1 2,94 1 1,54 1 1,19 Polypodiophyta Magnoliophyta 33 97,06 64 98,46 83 98,81 Tổng cộng 34 100 65 100 84 100 Ghi chú: Tỷ lệ % = Số lượng (họ, chi, loài)*100/Tổng số họ, chi hoặc loài thu được. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 17 Nghiên cứu khoa học công nghệ Bảng 1 cho thấy sự phân bố các taxon trong các ngành là không đồng đều, đa số các taxon tập trung vào ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 33 họ chiếm 97,06% tổng số họ, 64 chi chiếm 98,46% tổng số chi, 83 loài chiếm 98,81% số loài của khu vực nghiên cứu. Ngành Dương xỉ chỉ thu được 1 loài chiếm 2,94% tổng số họ. Trong ngành Mộc lan thì lớp Ngọc lan (Magnliopsida) chiếm ưu thế với 27 họ chiếm 81,82% số họ, 54 chi chiếm 84,38% số chi và 73 loài chiếm 87,95% số loài. Sự khác biệt thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Sự phân bố thành phần cây thuốc trong ngành Mộc lan Họ Chi Loài Lớp Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng Số lượng Số lượng (%) (%) (%) Magnoliopsida 27 81,82 54 84,38 73 87,95 Liliopsida 6 18,18 10 15,63 10 12,0 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên Nghiên cứu khoa học công nghệ TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC THÂN THẢO VÀ DÂY LEO TẠI NAM CÁT TIÊN, VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN NGUYỄN THỊ VÂN (1), LÊ BỬU THẠCH (2) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên cây thuốc trong tự nhiên chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài tạo nên sự đa dạng của hệ thực vật tại một khu vực và có giá trị y học, kinh tế và văn hóa [1]. Vườn quốc gia Cát Tiên (VQGCT) có diện tích 70548,36 ha. Phần Nam Cát Tiên (NCT) thuộc xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai [2]. Đây là rừng nguyên sinh đặc trưng của khu vực Đông Nam bộ. Tại đây đã có nhiều chương trình, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu về tài nguyên rừng cũng như tài nguyên thực vật rừng, đã đánh giá khá đầy đủ giá trị tài nguyên thực vật. Tuy nhiên, tại đây tài nguyên cây thuốc dưới tán rừng của kiểu rừng bán rụng lá và các sinh cảnh mở, chủ yếu là các loài cây thuốc thân thảo và dây leo có vòng đời ngắn thường có biến động theo mùa rất lớn, chưa được quan tâm và nghiên cứu sâu. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu kiểm kê, hệ thống hóa, lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, hướng đến khai thác, phát triển bền vững và bảo tồn. 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây thuốc thân thảo và dây leo. Nội dung nghiên cứu đa dạng thành phần loài và biến động theo mùa cây dược liệu thân thảo và dây leo tại NCT, từ đó đưa ra giải pháp bảo tồn phù hợp. Thời gian nghiên cứu thực địa từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020. Địa điểm nghiên cứu lại NCT, xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Điều tra theo tuyến: Nghiên cứu thực địa được tiến hành trên 5 tuyến: tuyến Núi Tượng; vườn thực vật - Thác Trời; tuyến cây gõ Bác Đồng; tuyến Bằng Lăng; tuyến cây Tung. Mỗi tuyến điều tra lập 5 ô mẫu cố định có kích thước 100m2 tại một trong các sinh cảnh đường mòn, trảng cỏ, rừng trồng, rừng tái sinh, rừng tự nhiên. Mục đích lập ô mẫu cố định để theo dõi sự biến động thành phần loài giữa mùa khô và mùa mưa (hình 1). Khảo sát thành phần loài cây thuốc ở VQGCT, sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [3, 4]. Cây thuốc được định danh dựa vào các tài liệu chính: Thực vật có hoa của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [3]; sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2003) [5]; Danh lục cây thuốc Việt Nam (2016) của Viện Dược liệu [6]. Xác định công dụng làm thuốc dựa theo các tài liệu: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Đỗ Huy Bích và ctv. (2006) [7]; Những cây và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2004) [8]; Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2019) [9]; Danh mục thực vật Cát Tiên [10]. Đa dạng cây thuốc về phân loại được thực hiện theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn 16 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 Nghiên cứu khoa học công nghệ (2007) [3] bao gồm đánh giá các bậc phân loại, dạng sống, sinh cảnh. Đa dạng bộ phận sử dụng và công dụng chữa bệnh theo Đỗ Huy Bích và ctv. (2006) [7], Đỗ Tất Lợi (2004) [8] và Võ Văn Chi (2019) [9]. Sử dụng GPS định vị tại các điểm thu mẫu. Phân tích số liệu: sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2019. Hình 1. Bản đồ vị trí các tuyến nghiên cứu khảo sát ở NCT 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài Kết quả nghiên cứu thành phần loài cây thuốc thân thảo và dây leo tại NCT đã xác định được: 84 loài, 65 chi và 34 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Pteridophyta-Polypodiophyta) và Mộc lan (Magnoliophyta). Không có loài nào được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam [11]. Sự phân bố được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Thành phần loài cây thuốc thân thảo và dây leo tại NCT Họ Chi Loài Ngành Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng Số lượng Số lượng (%) (%) (%) Pteridophyta- 1 2,94 1 1,54 1 1,19 Polypodiophyta Magnoliophyta 33 97,06 64 98,46 83 98,81 Tổng cộng 34 100 65 100 84 100 Ghi chú: Tỷ lệ % = Số lượng (họ, chi, loài)*100/Tổng số họ, chi hoặc loài thu được. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 17 Nghiên cứu khoa học công nghệ Bảng 1 cho thấy sự phân bố các taxon trong các ngành là không đồng đều, đa số các taxon tập trung vào ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 33 họ chiếm 97,06% tổng số họ, 64 chi chiếm 98,46% tổng số chi, 83 loài chiếm 98,81% số loài của khu vực nghiên cứu. Ngành Dương xỉ chỉ thu được 1 loài chiếm 2,94% tổng số họ. Trong ngành Mộc lan thì lớp Ngọc lan (Magnliopsida) chiếm ưu thế với 27 họ chiếm 81,82% số họ, 54 chi chiếm 84,38% số chi và 73 loài chiếm 87,95% số loài. Sự khác biệt thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Sự phân bố thành phần cây thuốc trong ngành Mộc lan Họ Chi Loài Lớp Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượng Số lượng Số lượng (%) (%) (%) Magnoliopsida 27 81,82 54 84,38 73 87,95 Liliopsida 6 18,18 10 15,63 10 12,0 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Tài nguyên cây thuốc Hệ thực vật Cây dây leo Giá trị tài nguyên thực vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài tiểu luận: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ho
83 trang 164 0 0 -
12 trang 162 0 0
-
82 trang 118 0 0
-
Thực vật và các phương pháp nghiên cứu: Phần 2
73 trang 68 0 0 -
51 trang 61 0 0
-
49 trang 52 0 0
-
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 47 0 0 -
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 46 0 0 -
Nghiên cứu hệ thực vật ở khu rừng tự nhiên Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn
8 trang 39 0 0 -
Nghiên cứu chế tạo keo 88CA.VN dùng thay thế keo 88CA nhập ngoại
7 trang 36 0 0