Danh mục

Tài phán hiến pháp và vị trí Quốc hội

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.96 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao...Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tài phán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ ra sao. Nếu có một định chế tư pháp có quyền phán quyết về tính hợp hiến trong hành vi lập pháp thì: (1) Quốc hội có còn là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” không?; (2) Tài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài phán hiến pháp và vị trí Quốc hộiTài phán hiến pháp và vị trí Quốc hộiMột trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tàiphán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ rasao...Một trong những vấn đề băn khoăn nhất khi thiết lập chế độ tàiphán hiến pháp ở Việt Nam là vị trí pháp lý của Quốc hội sẽ rasao. Nếu có một định chế tư pháp có quyền phán quyết về tínhhợp hiến trong hành vi lập pháp thì: (1) Quốc hội có còn là “cơquan quyền lực nhà nước cao nhất” không?; (2) Tài phán hiếnpháp có mâu thuẫn với chức năng đại diện của Quốc hội không?Bài viết này bước đầu đi vào tìm hiểu và trả lời hai câu hỏi đó.1.*Tài phán hiến pháp và quyền lực của Quốc hộiTrước tiên, có thể khẳng định một quy luật phổ quát trên thế giớilà: tài phán hiến pháp không dung hợp được với thuyết nghị việntối cao. Tài phán hiến pháp ra đời gắn liền với việc thay thếthuyết nghị viện tối cao bằng thuyết hiến pháp tối cao. Nơi nàothuyết nghị viện tối cao thắng thế, nơi đó không có tài phán hiếnpháp, như trường hợp của Anh. Nơi nào thuyết hiến pháp tối caothắng thế, hệ quả đương nhiên là chế độ tài phán hiến pháp đượchình thành, như trường hợp của Mỹ và đa số các nước châu Âu.Tài phán hiến pháp được hình thành đầu tiên ở Mỹ như một thiếtchế giới hạn nghị viện. Quan niệm về Hiến pháp như một đạoluật tối cao là sự đóng góp của người Mỹ vào sự phát triển củachủ nghĩa hợp hiến. Quan niệm này gắn kết chặt chẽ với truyềnthống về luật tự nhiên, được coi như “luật của các luật”, “luật bấtbiến” ở Anh trong các tác phẩm của Locke và Coke. Coke chorằng: “Trong nhiều vụ án, thông luật (common law) kiểm soátcác đạo luật của Nghị viện, và đôi khi còn điều chỉnh và bổkhuyết chúng; vì khi một đạo luật của Nghị viện trái với lẽ phảivà chính nghĩa chung, hay đạo luật đó đáng ghét, hoặc không thểthi hành được, thông luật sẽ kiểm soát và điều chỉnh nhữngkhiếm khuyết của nó” (1).Những quy phạm của thông luật mà Coke đề cập đến đôi khi làcơ bản, bất biến, tóm lại là luật tối cao ràng buộc Nghị viện vàcác toà án tư pháp thường. Một trong những luật cơ bản này, theoCoke, là Đại hiến chương Magna Carta. Ông coi bản Đại hiếnchương này “vĩ đại ở những gì chứa đựng trong đó; chỉ với mộtsố từ mà là nguồn của tất cả luật cơ bản của vương quốc” (2).Cuộc cách mạng ở Anh năm 1688-1689 đã xác lập nguyên tắc vềchủ quyền tối cao của Nghị viện. Hệ quả của thuyết này lànguyên tắc “những đạo luật của Nghị viện không bao giờ sai”.Nguyên tắc này trái với truyền thống về luật tự nhiên của ngườiAnh.*Thật nghịch lý, sự phát triển thuyết nghị viện tối cao ở Anh lạiảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chế độ bảo vệ tính tối caocủa Hiến pháp ở Mỹ. Mặc dù cuộc cách mạng 1788 đem lại thànhcông cho nghị viện Anh, nhưng các thuộc địa ở Mỹ lại vẫn bảolưu quan niệm của Coke về việc nghị viện và vương quyền phảiphụ thuộc vào đạo luật tối cao. Cuộc cách mạng không nhữngkhông cản trở mà lại còn thúc đẩy sự hình thành một học thuyếtmới về bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Vì vậy, khi đề cập đếnsự phụ thuộc của nhà lập pháp vào đạo luật cao hơn, các thuộcđịa ở Mỹ đã liên hệ trực tiếp đến tư tưởng của Coke. Đó là lý dotại sao các tiểu bang, đặc biệt là Pennsylvania và Vermont, saunăm 1776, ý tưởng luật của tiểu bang không được trái với luật cơbản được nhấn mạnh; và các toà án ở bang New Jersey đã thựchiện việc bảo vệ hiến pháp từ năm 1780 (3)...Học thuyết về tính tối cao của Hiến pháp được nêu ra lần đầu tiênvào năm 1788 ở Mỹ bởi Alexander Hamilton trong tập Ngườiliên bang, coi Hiến pháp là “luật cơ bản”. Hiến pháp có ưu quyềnso với luật của ngành lập pháp, bởi lẽ Hiến pháp do dân chúnglàm ra còn luật do người được dân chúng uỷ quyền, đại diện củadân chúng làm ra: “Có một nguyên tắc rõ ràng là một quyền lựcuỷ nhiệm thi hành trái ngược với nhiệm vụ thì sẽ bị coi là vô hiệulực. Như vậy, không có một đạo luật nào do ngành lập pháp làmra trái ngược với Hiến pháp lại có thể coi là hợp pháp và có hiệulực. Nếu không công nhận nguyên tắc trên, thì tức là xác nhậnrằng, người phụ tá sẽ có nhiều quyền hơn người quyền trưởng,rằng người đầy tớ mà lại có nhiều quyền hơn người chủ, rằng đạidiện dân chúng lại có nhiều quyền hơn dân chúng, rằng ngườiđược uỷ quyền lại có quyền làm những điều mà người uỷ quyềncấm đoán làm” (4). Như vậy, được tạo lập từ dân chúng, phảnánh một cách toàn vẹn nhất chủ quyền nhân dân là cơ sở của tínhtối cao của Hiến pháp. Hiến pháp tối cao cũng có nghĩa ý chí củanhân dân là tối cao. ý chí của chính quyền phải phụ thuộc ý chícủa nhân dân, người chủ của chính quyền.Hamilton không chỉ phát triển thuyết tính tối cao của Hiến phápmà còn đưa ra một học thuyết không kém phần quan trọng, nhưlà một hệ quả của thuyết hiến pháp tối cao. Đó là thuyết tài phánhiến pháp: ngành tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ tính tối cao củaHiến pháp: “Nếu nói rằng nhân viên của cơ quan lập pháp lạicũng là người xét đoán về tính cách hợp hiến của quyền lực củamình thì ...

Tài liệu được xem nhiều: