Danh mục

Tại sao đêm tối

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.29 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên đây là những chuyện cũ mà nhiều bạn đọc đã biết hết rồi. Người viết muốn nhắc lại những sự kiện liên quan đến Tycho Brahe và Johannes Kepler là để nhấn mạnh một điều: tính đúng đắn của hệ nhật tâm, mà suy rộng hơn là bản chất của tự nhiên nói chung, phải được kiểm chứng bằng thực tiễn quan sát, chứ không bởi lòng tin mù quáng vào một lời sấm truyền của một bậc thánh nhân hay suy luận của một kẻ xuất chúng nào đấy. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tại sao đêm tối Tại sao đêm tối Trên đây là những chuyện cũ mà nhiều bạn đọc đã biết hết rồi. Người viếtmuốn nhắc lại những sự kiện liên quan đến Tycho Brahe và Johannes Kepler là đểnhấn mạnh một điều: tính đúng đắn của hệ nhật tâm, mà suy rộng hơn là bản chấtcủa tự nhiên nói chung, phải được kiểm chứng bằng thực tiễn quan sát, chứ khôngbởi lòng tin mù quáng vào một lời sấm truyền của một bậc thánh nhân hay suyluận của một kẻ xuất chúng nào đấy. Đây có lẽ là một trong những bài học đầu tiêntrong lịch sử về phương thức khoa hoc. Và họ cũng cho thấy là ngay cả với lýthuyết thành công nhất của những thiên tài cũng có những thiếu sót hay sai lầmnhất định. Từ những đo đạc chính xác của Brahe, Kepler còn chỉ ra thêm là quĩ đạocủa các hành tinh chung quanh mặt trời không phải là đường tròn như Copernicusđã nghĩ, mà là đường bầu dục và mặt trời nằm ở một trong hai điểm hội tụ. Đây làđịnh luật đầu trong ba định luật của Kepler mà chúng ta đã học qua ở các lớp vật lýđại cương. Ba định luật này của Kepler trở nên cơ sở thực nghiệm để năm mươinăm sau Newton xây dựng lý thuyết vạn vật hấp dẫn, đặt nền tảng vững chải choloài người đi vào kỷ nguyên khoa học mà ta đã biết. Trong khoa học tính đúng đắn của một ý tưởng là quan trọng, nhưng bài họcở trên chứng tỏ việc xác định tiêu chí này không nhất thiết phải là điều cấp báchhàng đầu. Kinh nghiệm để lại của loài người với gần năm trăm năm làm khoa họcđã cho thấy, đúng hay sai có khi sẽ biết ngay, nhưng nhi ều khi cũng là chuyện “hạhồi phân giải”. Quá trình chứng minh ý tưởng khoa học mới thực là nảy sinh và cólợi cho người khác; nghĩ lại xem, việc kiểm chứng hệ nhật tâm chưa xong mà đãdẫn đến việc hoàn thành lý thuyết vạn vật hấp dẫn, không phải là bội thu sao? Tathấy là mục tiêu tối hậu của phương thức khoa học thực ra không nhằm mục đíchđể chứng minh sự thật; sự thật hay là thực tại vật lý nếu có, sẽ đến như một hệ quảtự nhiên của quá trình kiểm chứng bằng tính toán (hay tư duy) và thực nghiệm màthôi. Tiêu chí hàng đầu mà phương thức khoa hoc hướng tới, theo thiển ý củangười viết, là việc bảo đảm tính thống nhất trong mọi sự việc nếu được. Lấy ví dụ,sự thật có đúng là trái đất có xoay quanh chính nó và quanh mặt trời hay không?Hãy nhớ rằng tới thời điểm này, thời đại con người đã phóng hàng trăm phi thuyềnkhông gian các loại, chiếc đi xa nhất, Voyaer, đã ra khỏi hệ măt trời, vẫn chưa cóbức ảnh nào cho thấy Trái đất với 7 hành tinh còn lại xoay quanh mặt trờicả. Những tấm hình mà ta thấy nhan nhản trong sách giáo khoa, các hành tinh vớinhững đường cong quĩ đạo, chỉ là những tranh vẽ minh họa. Dẫu chưa có ai chínhmắt trông thấy, nhưng chúng ta đã kết luận từ lâu là bức tranh hệ mặt trời củaCopernicus, không phải của Aristotle, mới là phù hơp với thực tại. Chúng ta kếtluận được điều này là nhờ bởi tính thống nhất của vấn đề: so sánh sự tuần hoàncủa mùa màng trên trái đất, so sánh với sự chuyển động của các mặt trăng chungquanh sao Hỏa, các mặt trăng chung quanh sao Mộc, hay các hiện tượng nhật thực,nguyệt thực... Một trong những điều thiết thực cho bạn và cho tôi mà phương thức khoahọc đã mang lại, ngoài những thuốc men, xe cộ, máy bay, điện thoại di động... nghĩalà những thứ mà người đời dè bỉu là tiện nghi vật chất, là chúng ta đã bớt sợ. Ôngbà mình ngày trước sợ thiên nhiên, sợ đủ thứ. Mà không phải chỉ có loài ngườichúng ta mới biết sợ: muôn vật sống trong nỗi sợ hãi triền miên. Dường như sợ làmột phần của bản năng sinh tồn - sợ để tránh, sợ để giữ mình. Nhưng sợ lung tungcũng khó sống. Khoa học khiến ta tự tin hơn trong nhiều tình huống. Tôi không cóý lạc quan theo kiểu anh cán bộ cách mạng với người nông dân: ‘Từ nay con ngườisẽ làm chủ đời mình’. Nhưng kinh nghiệm của phương thức khoa học cho thấy tựnhiên không đến nỗi quá bí ẩn, và có thể ước đoán được. Dĩ nhiên điều này khôngcó nghĩa là khoa học sẽ giải thích mọi chuyện trên đời này; hình như chẳng có gìgiải thích được mọi chuyện trên đời này. 2. Chuyên hôm qua Lời giải thích nào cũng có những ngõ ngách riêng của nó. Tôi muốn quay trởlại với câu hỏi đầu bài thêm một lần nữa. Đêm hay ngày là do trái đất xoay. Thì đãđành. Nhưng hãy ngẫm lại xem. Ngoài mặt trời ra, còn hằng hà sa số các vì sao khácvốn cũng sáng như mặt trời vậy nhưng vì chúng ở rất xa ta nên xuất hiện lu mờhơn. Và nếu vũ trụ là hằng hữu và mật độ vì sao khắp mọi chỗ là như nhau, thìlượng ánh sáng lu mờ từ những vì sao này cộng lại cũng đủ làm cho cái nền trời lúcnào cũng phải sáng trưng mà không cần đến mặt trời, nghĩa là quanh năm suốttháng không thể có đêm tối! Thật quả là “nói xuôi cũng được, nói ngược cũngxong”. Cơ sự này không phải là do người viết vặn vẹo nên, mà do chính ôngHeinrich Olbers, một nhà thiên văn người Đức chỉ ra (1826). Cái gọi là nghịch lýOlbers này thực ra phải mang một tên khác, bởi trước Olbers một nguời cùng thờivới Copernicus là Thomas Digges đã thắc mắc chuyện này (1573 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: