Danh mục

Tại sao mãi không thăng chức?

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 141.41 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn có năng lực, được đào tạo đúng hướng và tràn đầy quyết tâm trong công việc hiện tại. Thế nhưng vị trí của bạn trong doanh nghiệp vẫn không được cải thiện. Có thể là vì bạn phạm một trong những sai lầm sau: Đối xử với cấp dưới thiên vị Không một nhân viên nào mong muốn sếp của mình có những biểu hiện thiếu công bằng. Bạn hãy thể hiện thái độ đúng mức trên cơ sở hiệu quả công việc của nhân viên. Tất nhiên, sếp thì cũng là người, cũng có những cảm xúc và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tại sao mãi không thăng chức? Tại sao mãi không thăng chức? Bạn có năng lực, được đào tạo đúng hướng và tràn đầy quyết tâm trong công việc hiện tại. Thế nhưng vị trí của bạn trong doanh nghiệp vẫn không được cải thiện. Có thể là vì bạn phạm một trong những sai lầm sau: Đối xử với cấp dưới thiên vị Không một nhân viên nào mong muốn sếp của mình có những biểu hiện thiếu công bằng. Bạn hãy thể hiện thái độ đúng mức trên cơ sở hiệu quả công việc của nhân viên. Tất nhiên, sếp thì cũng là người, cũng có những cảm xúc và biểu hiện tâm lý tự nhiên nhưng cần phải kiềm chế những cảm xúc như vậy ở nơi công sở. Thái độ thiếu chuyên nghiệp này của sếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc của nhân viên. Không chú ý nghe ý kiến nhân viên Nếu như người lãnh đạo không nghe những ý kiến của cấp dưới sẽ khiến các nhân viên mất đi hứng thú phấn đấu, thậm chí là sự thất vọng. Dần dần, các nhân viên không còn chủ động tích cực trong công việc của mình nữa. Vì thế hãy lắng nghe một cách tin tưởng những điều mà cấp dưới phải chuẩn bị kỹ càng lắm mới dám trình bày với bạn. Nếu có ý kiến gì có thể góp ý ngay hay đưa ra nhận xét luôn thì đó là cách lắng nghe hiệu quả nhất. Chỉ thích thành tích Khi sếp chỉ khoái nghe những thông tin tích cực mà dễ dàng nổi giận trước những báo cáo không như ý thì hậu quả khó lường. Các nhân viên sẽ làm việc với sự đối phó, giấu nhẹm những sai sót và báo cáo nâng thành tích lên khiến sếp không thể nắm chính xác tình hình công việc. Khi xảy ra sai sót cũng không có thời gian kịp xử lý nên thường xảy ra tình trạng đã sai thì càng sai thêm. Đừng biến thành tích thành áp lực khiến công sở thành nơi diễn ra những trận chiến sống còn. Đưa ra yêu cầu cụ thể vừa sức với từng vị trí để mỗi nhân viên ý thức rằng, chỉ cần cố gắng hết sức mọi việc sẽ tiến triển thuận lợi. Khoái mỉa mai Không mắng mỏ nặng lời nhưng lời nói luôn có xu hướng châm chích, cười nhạo. Khi sếp dành khiếu hài hước trong việc châm biếm nhân viên như thế sẽ làm mất sự tôn trọng của nhân viên. Chưa biết chừng nhân viên sẽ đồng lòng lấy sếp làm đề tài chính trong các cuộc châm biếm tập thể của họ. Hãy nói ngắn gọn và rõ ràng những điều bạn muốn. Tuyệt đối tránh việc công kích nhân viên công khai vì dù có khiến họ làm theo ý bạn, đó cũng chỉ là hình thức làm việc chống đối. Nhạy cảm quá mức Với những người luôn để ý đến từng hành động của mình nhân viên sẽ mất đi sự tự tin cần thiết. Cảm giác luôn có người theo dõi để tìm ra lỗi sai khiến nhân viên căng thẳng, cản trở họ chủ động áp dụng những cải tiến vào công việc. Nhân viên có những lúc chung vui với sếp nếu trót lỡ lời thì cũng không nên để bụng. Đặc biệt tránh lỗi suy diễn tiêu cực vì điều đó ảnh hưởng trước hết đến chính năng suất làm việc của sếp. Luôn do dự không sớm đưa ra quyết định Việc cân nhắc quá nhiều khiến những người nhân viên ức chế khi trình bày trước sếp những dự án của mình. Việc luôn lặp lại câu trả lời “cần thời gian suy nghĩ” trong thời đại hiện nay cho thấy năng lực và tầm nhìn có hạn của sếp. Nó còn khiến cho nhân viên của bạn nguội lạnh nhiệt huyết nữa. Hãy dành thời gian xứng đáng cho những dự án có tính đột phá để không làm lỡ mất cơ hội những sáng kiến giá trị. Giáo điều chủ nghĩa Đây là kiểu sếp gây phản cảm nhất với nhân viên trong thời đại hiện nay khi luôn khăng khăng với những nhận thức sách vở đã lạc hậu. Những người này còn tận dụng thời gian công sở để giảng dạy luân lý cho nhân viên. Điều này vừa mất thời gian vừa khiến cho không khí công sở u ám, trì trệ. Khắc phục tình trạng này phải bắt đầu từ phía chính lãnh đạo. Học tập không ngừng để nắm bắt chính xác tình hình thực tế là giải pháp hiệu quả và bền vững. Võ đoán làm bừa Trái với kiểu sếp trên, sếp kiểu này lại luôn giao phó mọi việc cho nhân viên cấp dưới. Đã quyết là không thay đổi, cứ thế thi hành nhưng nếu kết quả không như ý lại đổ lỗi cho cấp dưới. Sự quyết định vội vàng không để ý đến hậu quả của họ khiến nhân viên mất đi sự tin tưởng, thậm chí là sự chống đối ngầm. Đừng đưa ra quyết định nào mà không có căn cứ nếu không muốn gánh chịu những hậu quả ở chính công việc đó hay về lâu dài. S au rất nhiều cống hiến cho công ty mà vị trí của bạn vẫn không được cải thiện, hãy thử tự xem xét, rất có thể bạn chưa thể hiện được năng lực thực sự trong quản lý thời gian, trong điều phối công việc hoặc ứng xử chưa thật giống một lãnh đạo. Không biết quản lý thời gian Sếp mà giờ giấc không chuẩn sẽ khiến cho nhân viên bị động với chính thời gian của chính mình. Làm việc với những vị sếp kiểu này sẽ thường xuyên phải làm thêm giờ, thay đổi lịch trình thậm chí phải bỏ dở hay cắt giảm dự án . Sự thiếu kế hoạch và hiệu quả sẽ khiến tổ chức rối loạn, thậm chí gây phẫn nộ trong nhân viên. Hãy lên lịch hành động cụ thể cho từng công việc. Đừng quên tuyển cho mình một thư ký đáng tin cậy. Không thạo điều động, phân công nhân viên Một số lãnh đạo không tự tin vào quyền hạn của mình, ngần ngại trong cả công tác nhân sự. Năng lực điều hành là m ...

Tài liệu được xem nhiều: